MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 22/6: Giá dầu mỏ, ngô, đậu tương tăng vọt, sắt thép, cao su, cà phê giảm tiếp

22-06-2023 - 08:50 AM | Thị trường

Thị trường ngày 22/6: Giá dầu mỏ, ngô, đậu tương tăng vọt, sắt thép, cao su, cà phê giảm tiếp

Sau mấy phiên lao dốc, một số mặt hàng đảo chiều tăng giá trở lại nhờ USD yếu đi. Đáng chú ý, thời tiết xấu gây lo ngại mất mùa cây trồng đang tác động lan sang lĩnh vực năng lượng.

Dầu tăng do ngô và đậu tương tăng vọt

Giá dầu tăng 1 USD/thùng vào thứ Tư khi giá ngô và đậu tương của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng, làm tăng dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt cây trồng trên toàn cầu có thể làm giảm quá trình pha trộn nhiên liệu sinh học và tăng nhu cầu dầu.

Hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 1,22 USD, tương đương 1,6%, lên mức 77,12 USD/thùng, trong khi dầu thô Tây Texas Mỹ kỳ hạn tương lai (WTI) tăng 1,34 USD, tương đương 1,9%, lên mức 72,53 USD/thùng.

Giá ngô kỳ hạn của Ủy ban Thương mại Chicago (CBOT) đã tăng 5,2% vào thứ Tư sau khi một báo cáo của chính phủ cho thấy phần lớn vụ mùa của Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô hạn khi gần đến các giai đoạn phát triển quan trọng. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 của CBOT đạt mức cao nhất kể từ ngày 9 tháng 3.

Bên cạnh đó, đồng bạc xanh rẻ hơn làm cho dầu được định giá bằng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, làm tăng nhu cầu.

Vàng ổn định sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng

Giá vàng hồi phục chút ít vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi sự giảm giá của đồng USD, mặc dù lợi suất trái phiếu tăng sau bài phát biểu trước quốc hội của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đã giữ giá vàng thỏi quanh mức thấp nhất 3 tháng.

Vàng giao ngay kết thúc phiên vững ở mức 1.936,96 USD/ounce, sau khi giảm tới 0,9% trước đó. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 giảm 0,1% ở mức 1.944,9 USD.

Chỉ số USD giảm 0,5% sau khi phiên điều trần của Powell bắt đầu, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các tiền tệ khác.

Đồng phục hồi do USD suy yếu, nhôm cũng tăng

Giá đồng trên sàn London đảo chiều hồi phục nhờ đồng USD yếu hơn vào thứ Tư, mặc dù mức tăng bị hạn chế bởi sự lạc quan nhẹ về mức độ tăng nhu cầu ở Trung Quốc.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 0,5% lên 8.591,5 USD/tấn.

Giá nhôm trên sàn LME tăng 0,1% lên 2.232 USD. Tổng dự trữ nhôm của LME giảm 4.750 tấn xuống 550.925 tấn, mức thấp nhất kể từ giữa tháng Tư.

Đồng USD yếu đi làm cho các kim loại định giá bằng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Đậu tương, ngô, lúa mì cao nhất nhiều tháng

Giá ngô, đậu tương và lúa mì kỳ hạn của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi những lo ngại về tình trạng thiếu hụt cây trồng trên toàn cầu do thời tiết bất lợi ở các khu vực sản xuất chính.

Trên Sàn thương mại Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12, hiện đang trồng trồng trên các cánh đồng khắp nước Mỹ, tăng 31-1/4 cent/bushel lên 6,28-3/4 USD. Hợp đồng có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 11 trong phiên.

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 của sàn CBOT tăng 34-1/4 cent lên 13,77 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 13,78 USD, mức cao nhất đối với hợp đồng niên vụ mới kể từ ngày 8/3.

Giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 9 tăng 39-1/2 cent lên 7,48-1/4 USD/bushel.

Khí đốt tăng

Giá khí đốt của Anh và Hà Lan tăng vào sáng thứ Tư khi các cơ sở hạ tầng khí đốt của Na Uy tiếp tục trong tình trạng bị cắt điện.

Khí đốt kỳ hạn 1 tháng tại Hà Lan đã tăng 1,10 euro lên 37,47 euro mỗi megawatt giờ (MWh). Khí đốt giao ngay ở Hà Lan tăng 1,68 euro lên 39,53 euro/MWh. Hợp đồng giao ngay tại Anh tăng 5 pence lên 97,00 p/term.

Số liệu từ hãng nghiên cứu giá cả hàng hóa ICIS cho thấy, giá khí đốt tương lai tại châu Âu đã tăng 52% từ đầu tháng này, chạm 35 Euro một megawatt giờ, sau nhiều tháng giảm.

Các chuyên gia nhận định, giá đảo chiều chủ yếu do việc bảo trì các nhà máy khí đốt chính ở NaUy kéo dài hơn dự kiến. Châu Âu cũng đang đứng trước nguy cơ mất thêm nguồn khí đốt lớn nữa.

Cao su thấp nhất 1 tháng

Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất một tháng vào thứ Tư, do lo ngại về nhu cầu mờ nhạt lấn át các yếu tố cơ bản mạnh mẽ, trong khi thị trường chờ đợi thêm thông tin chi tiết về gói kích thích kinh tế của Trung Quốc và các động thái tiếp theo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Hợp đồng cao su giao tháng 11 của Sở giao dịch Osaka kết thúc phiên giảm 2,0 yên, tương đương 1%, xuống 206,5 yên (1,45 USD)/kg, kéo dài mức giảm phiên thứ ba liên tiếp.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 10 CNY xuống còn 12.035 CNY (1.672,67 USD)/tấn.

Cà phê robusta tiếp tục giảm

Giá cà phê robusta kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE) giảm phiên thứ hai liên tiếp, trong khi cà phê arabica giảm xuống mức 2- 1/2 tháng thấp.

Hợp đồng cà phê robusta giao tháng 9 giảm 44 USD, tương đương 1,6%, xuống 2.726 USD/tấn.

Cà phê arabica giao tháng 9 giảm 3,85 cent, tương đương 2,2%, xuống 1,7225 USD/lb.

Sắt thép giảm tiếp

Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai của cả 2 sabf Đại Liên và Singapore tiếp tục giảm vào thứ Tư trong bối cảnh các thương nhân đang xem xét liệu nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc có thể hỗ trợ bao xa cho sự phục hồi kinh tế đang chững lại của nước này.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc giao dịch ở mức giảm 1% xuống 797,5 NDT (110,86 USD)/tấn.

Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 7 giảm 2% xuống 110,75 USD/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 22/6:

Thị trường ngày 22/6: Giá dầu mỏ, ngô, đậu tương tăng vọt, sắt thép, cao su, cà phê giảm tiếp - Ảnh 1.

Minh Quân

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên