Thị trường ngày 9/3: Giá dầu giảm, vàng thấp nhất 1 tuần, cà phê chạm đáy 3 tuần, lúa mì thấp nhất 18 tháng
Xu hướng giảm giá phổ biến trên thị trường hàng hóa thế giới phiên 8/3 do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ suy yếu do lãi suất tăng mạnh. Đồng và quặng sắt là 2 mặt hàng hiếm hoi tăng giá trong phiên này.
- 08-03-2023Thị trường ngày 8/3: Giá dầu, vàng, đồng giảm mạnh do USD tăng cao, lúa mì và cà phê hồi phục
- 07-03-2023Thị trường ngày 7/3: Giá dầu và cao su tăng, vàng, đồng và quặng sắt giảm
Dầu tiếp tục giảm do lo ngại Mỹ tăng lãi suất
Giá dầu giảm vào thứ Tư do lo ngại rằng việc Mỹ tăng mạnh lãi suất sẽ gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu, mặc dù dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.
Kết thúc phiên này (vào rạng sáng thứ Năm theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent kết thúc phiên giảm 63 cent, tương đương 0,8%, xuống 82,66 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ giảm 92 cent, tương đương 1,2%, xuống 76,66 USD/thùng.
Giá dầu vẫn đang chịu áp lực giảm do những bình luận từ Fed cho thấy lãi suất của Mỹ sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước, so với ước tính của các nhà phân tích là tăng 395.000 thùng. Dữ liệu vào cuối ngày thứ Ba cho thấy lượng dầu thô tồn kho giảm lần đầu tiên sau 10 tuần tăng.
Dự trữ xăng của Mỹ giảm 1,1 triệu thùng, theo dữ liệu chính thức, thấp hơn dự báo 1,8 triệu thùng, làm tăng thêm lo ngại về nhu cầu. Tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 138.000 thùng, so với kỳ vọng giảm 1 triệu thùng.
Vàng thấp nhất gần 1 tuần
Giá vàng vững trong phiên thứ Tư sau khi giảm gần 2% trong phiên trước đó do đồng đô la tăng cao, với nhu cầu đối với tài sản không sinh lãi do Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell báo hiệu sẽ có thêm các đợt tăng lãi suất.
Kết thúc phiên, vàng giao ngay gần như không đổi ở mức 1.813,85 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 2 – là 1.809,27 USD; giá vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,1% xuống 1.818,60 USD.
Đồng đô la lơ lửng gần mức cao nhất trong nhiều tháng, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng sau hai phiên giảm trong bối cảnh có dấu hiệu nguồn cung hạn chế.
Gía đồng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,6% lên 8.903,0 USD/tấn lúc kết thúc phiên 8/3, sau khi giảm 2,4% trong hai ngày đầu tuần.
Các mỏ ở Peru, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới, đang bắt đầu vận chuyển tinh quặng đồng của họ đến các cảng để xuất khẩu sau ba tháng biểu tình phản đối đã cản trở việc vận chuyển. Tuy nhiên, một số cộng đồng địa phương đe dọa sẽ bắt đầu đợt phong tỏa mới trong tuần này đối với đường cao tốc quan trọng được sử dụng bởi các nhà sản xuất đồng ở Peru.
Cà phê arabica thấp nhất 3 tuần
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần vào thứ Tư, một phần do nguồn cung ngắn hạn được cải thiện trên thị trường hàng thực.
Kết thúc phiên, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 5,2 cent, tương đương 2,8%, xuống 1,7735 USD/lb, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 1,7575 USD.
Các đại lý cho biết nguồn cung ngắn hạn được cải thiện ở Brazil, Colombia và Honduras đã gây áp lực giảm giá.
Cà phê robusta tháng 5 phiên này tăng 7 USD, tương đương 0,3%, lên 2.159 USD/tấn.
Cao su giảm
Giá cao trên thị trường Nhật Bản giảm vào thứ Tư do thị trường chứng khoán trong nước suy yếu bởi triển vọng Mỹ tăng lãi suất mạnh mẽ hơn làm giảm nhu cầu đối với tài sản rủi ro, trong khi đồng yên yếu đi và giá dầu ổn định đã hỗ trợ phần nào cho thị trường.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên giảm 0,8 yên, tương đương 0,4%, xuống 224,2 yên (1,63 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 45 NDT, tương đương 0,4% xuống 12.390 CNY (1.777,26 USD)/tấn.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,25%.
Lúa mì thấp nhất trong 18 tháng
Giá lúa mì Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng do kỳ vọng về một thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen và nhu cầu tiếp tục yếu đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.
Trên sàn Chicago, lúa mì đỏ mềm vụ đông của Mỹ kỳ hạn giao tháng 5 giảm 10-1/2 cents xuống 6,87-1/2 USD/bushel.
Giá ngô phiên này cũng giảm, kết thúc phiên giảm 8-3/4 cent xuống 6,25-1/2 USD/bushel sau khi chính phủ Mỹ ước tính nguồn cung ngô trong nước sẽ lớn hơn dự kiến. Riêng giá đậu tương phiên này tăng 2,5 US cent lên 15,17-3/4 USD/bushel do USDA cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương Argentina xuống 33 triệu tấn so với dự đoán trước đó là 41 triệu tấn, mức cắt giảm sâu hơn hơn những gì các nhà phân tích mong đợi.
Dầu thực vật giảm tiếp, dầu cọ giảm 3 phiên liên tiếp
Giá dầu cọ kỳ hạn tương lai của Malaysia giảm nhẹ vào thứ Tư, kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, do các loại dầu thực vật khác cũng trong xu hướng giảm
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia giảm 24 ringgit, tương đương 0,57%, xuống 4.181 ringgit (924,39 USD). Hợp đồng dầu đậu tương giao dịch nhiều nhất trên sàn Đại Liên giảm 1,44%, trong khi hợp đồng dầu cọ trên sàn này giảm 1,85%.
Quặng sắt tăng do kỳ vọng vào nhu cầu thép
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tiếp tục tăng vào thứ Tư khi những người tham gia thị trường đặt cược vào triển vọng nhu cầu thép sẽ tăng khi Trung Quốc bước vào mùa xây dựng cao điểm.
Tuy nhiên, giá quặng sắt trên sàn Singapore chịu áp lực giảm nhẹ sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell chỉ ra rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn.
Hợp đồng tương lai quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc phiên ở mức tăng 0,83% lên 912 nhân dân tệ (130,95 USD)/tấn, sau khi tăng 1,34% vào thứ Ba.
Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 4 ở mức 126,8 USD/tấn, giảm 0,13% so với phiên liền trước.
Trung Quốc đã nhập khẩu 194 triệu tấn quặng sắt trong hai tháng đầu năm 2023, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức cao nhất từ trước đến nay trong hai tháng cộng lại.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 9/3:
Nhịp sống thị trường