MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi những thông tin quan trọng nào?

16-02-2022 - 19:35 PM | Tài chính - ngân hàng

Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi những thông tin quan trọng nào?

Căng thẳng Nga – Ukraina đã trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý của thị trường trong những ngày qua. Bên cạnh đó, thị trường cũng đang tập trung vào các vấn đề khác, như động thái của các ngân hàng trung ương và lạm phát.

Thị trường toàn cầu đang chờ đợi một đợt tăng lãi suất mạnh mẽ ở Mỹ vào tháng 3 tới, do vậy các biên bản họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và những lời bình luận của các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong những ngày tới sẽ là trọng tâm theo dõi chính của các thị trường tài chính – hàng hóa toàn cầu.

Những thông tin khác về chính sách của các ngân hàng trung ương trên thế giới mà các nhà đầu tư cũng đang nóng lòng muốn biết là thị trường trái phiếu châu Âu và Nhật Bản có thể tiếp tục thử sức với quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách trong việc kiềm chế đà tăng chi phí đi vay, trong khi dữ liệu của Anh có thể làm sáng tỏ động thái tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), và các ngoại giao đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn một cuộc chiến tranh có thể xảy ra ở Ukraina.

1 / Biên bản cuộc họp chính sách của Fed

Sau khi Mỹ công bố lạm phát tháng 1 ở mức cao chưa từng có trong vòng 40 năm, các thị trường đang đồn đoán khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào tháng 3/2022.

Ngày 16/2, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 1. Những thông tin ở đó có thể đều nằm trong dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, các nhà phân tích và nhà giao dịch sắc sảo vẫn lùng sục từng tín hiệu về mức độ tăng lãi suất mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang toan tính.

Tháng trước, Fed đã phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất trong tháng 3 và cũng tái khẳng định việc mua trái phiếu sẽ kết thúc sau đó. Biên bản cuộc họp đó có thể cho biết khi nào Fed sẽ hành động và hành động nhanh đến mức nào trong việc giảm bảng cân đối kế toán của mình, vốn đã tăng gần gấp đôi lên gần 9 nghìn tỷ đô la trong thời kỳ đại dịch.

Đối với các doanh nghiệp quan trọng, các nhà đầu tư cũng theo dõi dữ liệu về doanh thu của nhà sản xuất chip Nvidia và nhà bán lẻ Walmart.

Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi những thông tin quan trọng nào? - Ảnh 1.

Các khoản trái phiếu kho bạc Mỹ đến kỳ đáo hạn.

2 / Ai là "Boss"?

Nếu thị trường cần một lời nhắc nhở về người chịu trách nhiệm chính, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẵn lòng làm điều đó. BoJ cho biết họ sẽ mua trái phiếu kỳ hạn 10 năm với khối lượng không giới hạn ở mức lợi suất 0,25% và nhấn mạnh quyết tâm ngăn chặn chi phí đi vay tăng quá cao.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tuần qua đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 năm, lên 0,23%, chỉ thấp hơn 2 điểm phần trăm so với mức trần giới hạn của BoJ.

Khi lợi suất trái phiếu trên toàn thế giới đều đang không ngừng tăng, một số người nghi ngờ xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu có thể thúc đẩy buộc BoJ phải thay đổi chính sách ôn hòa mà họ đang áp dụng. Tuy nhiên, Thống đốc BoJ, ông Haruhiko Kuroda, mới đây vẫn khẳng định tiếp tục cam kết hỗ trợ đặc biệt cho nền kinh tế.

Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi những thông tin quan trọng nào? - Ảnh 2.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Nhật tăng gần kịch trần.

3 / ECB thử nghiệm chính sách

Khác với BoJ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), có vẻ có thể sẽ cho phép tăng chi phí đi vay vì thể chế này đang tập trung vào vấn đề lạm phát.

Chênh lệch lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ở Nam Âu so với ở Đức đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2020, trong đó lợi suất trái phiếu của Italy cao hơn 20 điểm phần trăm so với m ức trước khi ECB xoay trục sang giọng điệu ‘diều hâu" hôm 3/2.

Các nền kinh tế khu vực này đang tỏ quyết tâm cao trong việc đối phó với lạm phát, nhờ chi phí tái cấp vốn cho các khoản nợ hiện vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở mức độ như thế nào là điều ECB cần phải "thử nghiệm". Có thể ECB sẵn sàng chấp nhận lợi suất tăng để thắt chặt các điều kiện tài chính và chấp nhận rủi ro ở từng lĩnh vực khác nhau. Do đó, các nhà phân tích và nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở để lo lắng về chính sách của ECB.

Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi những thông tin quan trọng nào? - Ảnh 3.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu ECB với Italy.

4 / Các dữ liệu quan trọng

Tuần này, Anh công bố một loạt các dữ liệu quan trọng: Dữ liệu việc làm (vào thứ Ba, 15/2), lạm phát (16/2) và doanh số bán lẻ (18/2).

Đó là những dữ liệu quan trọng vì Ngân hàng Trung ương Anh vừa tăng lãi suất 2 lần liên tiếp chỉ trong một tháng – lần đầu tiên có động thái như vậy kể từ năm 2004, nâng mức dự báo về tăng trưởng tiền lương gấp ba lần trước đây và dự đoán lạm phát sẽ đạt đỉnh cao trên 7%. Thị trường dự đoán BOE sẽ nâng lãi suất thêm 130 điểm cơ bản vào cuối năm nay.

Dữ liệu vừa công bố khiến các nhà kinh tế lo ngại rằng thị trường lao động của Anh đang xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo ngân hàng trung ương nước này vòng xoáy lạm phát tiền lương, sau khi dữ liệu chính thức cho thấy lực lượng lao động đang thu hẹp và mức tuyển dụng cao kỷ lục. Theo đó, mức tăng lương trong quý 4/2021 so với cùng kỳ đã lên đến 4,3%, từ mức 4,2% của 3 tháng tính đến tháng 11, phản ánh số tiền thưởng trong dịp Giáng sinh rất nhiều. Con số này vượt mọi dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters.

Dữ liệu tháng trước cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Anh trong 3 tháng tính đến tháng 11 ở mức 4,1%, thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Trong khi đó, giá tiêu dùng đã tăng nhanh trong tháng 12 lên mức cao nhất gần 30 năm là 5,4% và có thể phải đến tháng 4 năm nay mới đạt đỉnh, khi các hộ gia đình phải đối mặt với việc hóa đơn năng lượng tăng tới 50%.

Trong khi việc mua sắm trong tháng 12 bị ảnh hưởng bởi các quy định phòng tránh sự lây lan của virus biến thể Omicron, dữ liệu mới nhất về doanh số bán lẻ cũng có thể cho thấy tâm trạng của người tiêu dùng đang trở nên tồi tệ bởi lạm phát, hóa đơn năng lượng cao, lãi suất tăng và tăng thuế.

Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi những thông tin quan trọng nào? - Ảnh 4.

Tỷ lệ thất nghiệp của Anh giảm, lạm phát cao nhất gần 30 năm.

5 / Căng thẳng địa chính trị tác động lên toàn bộ thị trường tài chính – hàng hóa

Các nhà ngoại giao đang rất nỗ lực để ngăn chặn căng thẳng gia tăng giữa Moscow và phương Tây – nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện xung quanh vấn đề Ukraine.

Sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào thứ Hai (14/2), trước khi tới Moscow để gặp Vladimir Putin của Nga. Ngoại trưởng Ba Lan có mặt tại Moscow và NATO tổ chức hội nghị thượng đỉnh bộ trưởng quốc phòng tại Brussels vào thứ Tư (16/2).

Quân đội Nga gần đây đã tăng cường gần biên giới Ukraine, các cường quốc phương Tây cũng gửi quân đến các vùng biên giới phía đông của châu Âu và sẵn sàng trừng phạt Moscow. Tuy nhiên, đến 15/2, Nga đã rút bớt một số binh sĩ về căn cứ.

Những ngày sắp tới có thể sẽ tiếp tục diễn ra các nỗ lực ngoại giao với kỳ vọng mối quan hệ quốc tế liên quan đến địa chính trị sẽ dần được cải thiện, giữ cho dòng chảy năng lượng Nga sang Châu Âu tiếp tục thông suốt.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/thi-truong-tai-chinh-toan-cau-dang-cho-doi-nhung-thong-tin-quan-trong-nao-20220216170756316.chn

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên