MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường xoay chiều, một kiểu tỷ phú từng 'kiếm đậm' nay chứng kiến tài sản tụt dốc không phanh

08-06-2022 - 14:30 PM | Tài chính quốc tế

Thị trường xoay chiều, một kiểu tỷ phú từng 'kiếm đậm' nay chứng kiến tài sản tụt dốc không phanh

Đại dịch bắt đầu lây lan cũng là thời điểm những thực khách khó tính chuyển sang đặt đồ ăn qua các ứng dụng. Ở thời điểm đó, một kiểu tỷ phú mới đã xuất hiện, đó là các "ông trùm" ngành giao đồ ăn.

3 nhà đồng sáng lập của DoorDash – công ty có trụ sở tại San Francisco, mỗi người đều sở hữu khối tài sản hơn 2,5 tỷ USD. Jitse Groen – chủ của hãng giao thực phẩm ở châu Âu Just Eat Takeaway.com, cũng có trong tay 1,5 tỷ USD.

Song, sự giàu có với họ giờ đây dường như chỉ là ảo ảnh, khi cả thế giới đã quay trở lại các nhà hàng, thay vì chỉ đặt hàng mang về. Ngoài ra, cổ phiếu công nghệ cũng không còn được nhà đầu tư ưa chuộng trong bối cảnh điều kiện vĩ mô thay đổi.

Do đó, tài sản của Groen đã giảm xuống còn 350 triệu USD, trong Andy Fang và Stanley Fang của DoorDash cũng mất danh hiệu tỷ phú. CEO Tony Xu của công ty chứng kiến tài sản giảm xuống còn 1,1 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Trong bối cảnh đó, một số tỷ phú khác cũng trải qua những biến động lớn, bao gồm Will Shu của Deliveroo ghi nhận cổ phần trong công ty giảm xuống còn khoảng 150 triệu USD từ mức 620 triệu USD vào tháng 8.

Thị trường xoay chiều, một kiểu tỷ phú từng kiếm đậm nay chứng kiến tài sản tụt dốc không phanh - Ảnh 1.

Tony Xu - CEO của DoorDash.

Mott Smith – CEO của công ty cho thuê không gian bếp Amped Kitchens, cho hay: "Những đợt phong tỏa kết thúc đã cho chúng ta thấy sự hạn chế của ngành giao đồ ăn."

Sau khi chứng kiến đà tăng mạnh mẽ vào năm 2020 và phần lớn năm ngoái, cổ phiếu các công ty giao đồ ăn đã nhanh chóng sụt giảm và lao dốc không ngừng. Theo đó, hơn 100 tỷ USD vốn hóa đã bị xóa sạch. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp này vẫn nỗ lực thúc đẩy doanh thu, thì đà tăng trưởng cũng chững lại khá rõ ràng so với mức tăng thần tốc năm 2020.

Hơn nữa, xu hướng sụt giảm chung của thị trường trong thời gian gần đây cộng với tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng đến ngân sách của người tiêu dùng, họ cũng giảm số tiền chi tiêu cho việc đặt hàng online. Cổ phiếu công nghệ tăng trưởng nhanh nhìn chung đều mất nhiệt, khi kỳ vọng tăng trưởng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng và lo ngại về tình trạng kinh tế giảm tốc kéo dài.

Diana Gomes – nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence, cho biết: "Lĩnh vực này vẫn chưa tìm ra đáy. Mảng giao đồ ăn chưa từng trải qua bối cảnh lạm phát cao và nhu cầu không chắc chắn khi các quốc gia bước vào thời kỳ bình thường mới."

Theo đó, một trong số các công ty này đã chuyển trọng tâm sang cắt giảm chi phí, khi nhà đầu tư yêu cầu họ cần tạo ra tiền mặt thay vì "đốt tiền" để tăng thị phần. Cổ phiếu của Just Eat đã tăng 12% sau các phương tiện truyền thông đưa tin trong tuần này rằng nhà sáng lập Grubhub – Matt Maloney, cân nhắc mua lại chi nhánh tại Mỹ chỉ sau 1 năm bán cho Just Eat với giá 7,3 tỷ USD.

Trên thực tế, việc thu hẹp quy mô hoạt động không diễn ra trên diện rộng vì thói quen đặt mua hàng hóa của người tiêu dùng vẫn còn. Xu – CEO DoorDash, cho biết hồi tháng 5, công ty này đang tuyển dụng nhân sự mới với tốc độ rất cao.

Thị trường xoay chiều, một kiểu tỷ phú từng kiếm đậm nay chứng kiến tài sản tụt dốc không phanh - Ảnh 2.

Cổ phiếu các hãng giao đồ ăn lao dốc mạnh trong năm nay.

Trong nhiều năm, khối tài sản hàng tỷ USD của các nhà sáng lập đã được xây dựng và sau đó bùng nổ dường như chỉ sau 1 đêm. Xu và 2 cộng sự của ông đã có cảm hứng sáng lập ra DoorDash khi còn lại sinh viên tại Đại học Stanford. Groen cũng là một sinh viên Đại học Twente ở Hà Lan khi tạo ra tiền thân của Just Eat vào năm 2000. Shu đã hoàn thành khóa học tại trường kinh doanh ở Wharton, trước khi sáng lập Deliveroo vào năm 2012.

Trước đại dịch, sự tăng trưởng của các công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dường như không có điểm dừng. Khi DoorDash lên sàn vào tháng 12/2020, cổ phiếu công ty này tăng vọt 92% và là một trong những mức tăng lớn nhất ở phiên giao dịch đầu tiên vào năm đó.

Các nhà sáng lập của DoorDash đã bán một phần tài sản mà họ sở hữu. Theo tính toán của Bloomberg, Xu, Fang và Tang đã bán tổng cộng hơn 356 triệu USD cổ phiếu trong 17 tháng qua, thông qua các giao dịch được sắp xếp từ trước.

Nhiều hãng giao đồ ăn ghi từng hưởng lợi lớn nhờ giá cổ phiếu tăng cao – và bất ngờ lao dốc mạnh, có trụ sở ở châu Âu. Ở khu vực này, văn hóa giao đồ ăn lại không thực sự phổ biến. Trong khi đó, người dân châu Âu lại đang quay trở lại với cuộc sống bình thường với tốc độ khá nhanh.

Usha Haley – giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Bang Wichita, nhận định: "Đây là hiện tượng có 1 không 2 ở Mỹ và có lúc đã lan rộng ra toàn thế giới."

Khi khối tài sản sụt giảm nhanh chóng, những nhà sáng lập này đã trải qua một khía cạnh khác trong cuộc sống ở Mỹ: Không phải tỷ phú nào giàu lên nhanh chóng cũng giữ được khối tài sản của mình.

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/thi-truong-xoay-chieu-mot-kieu-ty-phu-tung-kiem-dam-nay-chung-kien-tai-san-tut-doc-khong-phanh-20220608111829259.chn

Vu Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên