MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

150 năm tài nguyên mất giá

27-01-2014 - 08:42 AM |

Có thể đã tới đáy.

Giá khoáng sản thế giới, được nhiều người cho rằng sẽ tiếp tục giảm nhiều hơn nữa trong thời gian tới, nhưng theo phân tích của tác giả, mức giá này đã chạm đáy, nên không thể giảm thêm, và sẽ có xu hướng bật lại trong thời gian tới.

Những người cho rằng giá khoáng sản tiếp tục giảm đưa ra sự lý giải như sau:


Về phía cầu, nhu cầu tài nguyên khoáng sản dường như thấp hơn khi Trung Quốc, nhà nhập khẩu khoáng sản như quặng sắt, đồng và các kim loại khác, cũng như dầu thô và ngũ cốc lớn nhất thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Rất nhiều nhà phân tích nhận định rằng, Trung Quốc sẽ không nhập khẩu thêm loại hàng hóa tài nguyên này nữa.

Về phái cung, mức giá cao trong thời gian qua, dẫn đến hàng loạt các dự án khai thác khoáng sản mới ra đời, khiến nguồn cung tràn ngập thị trường.

Tuy nhiên, kết luận đó có thể quá sớm. Có nhiều nguyên nhân khiến những người bi quan sẽ phải xem lại nhận định của họ về nhu cầu tài nguyên thiên nhiên thế giới trong năm 2014. 

Thứ nhất, cầu không giảm. Nhân khẩu học có ảnh hưởng lớn lên việc tiêu thụ hàng hóa khoáng sản. Mặc dù tăng trưởng dân số toàn cầu chậm lại, nhưng dân số hàng năm vẫn tăng thêm. Tương tự, nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2014 sẽ lớn hơn 65% so với năm 2008, tổng cầu theo tấn vẫn tăng nhiều hơn trong những năm trước, dù mức độ tăng trưởng chậm lại.

Chẳng hạn tính riêng về cầu thép, Ngân hàng Macquarie cho rằng, mức tăng về trong cầu thép trên toàn thế giới sẽ chỉ trượt 3,1%/ năm từ 2012 đến 2018, so với mức 3,3%/ năm trong 6 năm trước đó. Về con số tuyệt đối, nhu cầu thép sẽ tăng từ 45 triệu lên 50 triệu tấn/năm. Xu hướng tương tự cũng có thể đúng với đồng, nhôm, niken, chì, kẽm, và thiếc.

Ngoài ra, cũng phải nhấn mạnh rằng mức tăng trưởng 7,5% của Trung Quốc dù gì cũng tương ứng với mức tăng 12% trong năm 2008. Hơn nữa, sự phát triển các nước Châu Á khác như Indonesia, Việt Nam và Thái Lan, và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ (vẫn là một khách hàng lớn mua tài nguyên) cũng là tín hiệu tốt cho cầu.

Bên cạnh đó, Ấn Độ vẫn có thể khắc phục sự bất ổn để phục hồi nền kinh tế và bắt đầu cho phép nhập cư ồ ạt từ nông thôn lên thành thị trong thập kỷ tiếp theo. Khi đó, dù là nước nhập khẩu khoáng sản ít thì cầu loại hàng hóa này vẫn tăng lên đáng kể. Tất cả những điều này sẽ tăng thêm triển vọng tươi sáng cho cầu.

Thứ hai, nhiều người cũng từng cho rằng, giá cao có thể dẫn đến hàng loạt các dự án khai thác mới, khiến nguồn cung tràn ngập thị trường, nhưng thực tế, cung không tăng như mong đợi.

Thứ ba, xét trên góc độ lịch sử thì giá cả hiện tại chưa phải là cao bất thường. Vào thập niên 90, giá cả rất thấp. Còn mức giá hiện nay, ngoại trừ dầu thô, giá hiện tại đang ở mức giữa thập niên 70 và thấp hơn nửa đầu của thế kỷ 20. Theo HSBC, những người cho là giá khoáng sản sẽ trở lại mức trung bình cần xác định đúng đâu là mức giá trung bình.

Thị trường khoáng sản tạm lắng vào thời điểm trước thiên niên kỷ chỉ là do những nước giàu chuyển qua thời kỳ phát triển kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên, thời kỳ mà nhiều cây cầu, đường cao tốc, thành phố được xây dựng.

Với những lý do trên, có thể tin tưởng rằng giá khoáng sản đang ở tại hoặc gần đáy của chu kỳ, kỳ vọng trong thời gian tới giá cả sẽ bắt đầu đổi hướng đi lên.  

Nhưng cũng lưu ý, sự tăng của giá khoáng sản thập kỷ trước dẫn tới việc đầu tư ồ ạt của các công ty khai khoáng và năng lượng. Vì thế, qua thời gian trễ nhất định, những dự án khai khoáng và thiếu vốn sẽ bắt đầu hoạt động, khiến nguồn cung tăng.

>>"Việt Nam không phát triển được vì có quá nhiều tài nguyên"

Hải Thanh

thuydtt

Economists

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên