[BizChart] 4 tháng vừa qua, Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu hàng hóa từ Trung Quốc?
Gần 30% giá trị kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2014 đến từ Trung Quốc.
- 19-05-20144 tháng đầu năm, người Việt nhập nhiều xe hơi nhất từ những quốc gia nào?
- 19-05-20145 ngành hàng có thặng dự thương mại cao nhất 4 tháng đầu 2014
- 16-05-2014Thặng dư thương mại kỷ lục: 4 tháng xuất siêu 2,05 tỷ USD
- 16-05-20144 tháng đầu năm thực xuất siêu hơn 2 tỷ USD
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 4/2014 là 25,33 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 13,07 tỷ USD, tăng 6,5% và nhập khẩu là 12,26 tỷ USD, giảm nhẹ 1,7%. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 4 đạt mức thặng dư 810 triệu USD.
Tính đến hết tháng 4/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt 90,97 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu là 46,51 tỷ USD, tăng 18,9% và nhập khẩu là 44,46 tỷ USD, tăng 12,2%. Cán cân thương mại hàng hoá 4 tháng đầu năm 2014 thặng dư 2,05 tỷ USD.
Trong số những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam 4 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất vào nước ta.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 đạt hơn 3,63 tỷ USD (chiếm 29,6% tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 4/2014 của cả nước). Tổng cộng 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 12,45 tỷ USD (chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2014 của cả nước).
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
trong 4 tháng đầu năm 2014.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam trong 4 tháng vừa qua là:
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: 6,76 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2013; Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 4 tháng qua với trị giá là 2,3 tỷ USD, tăng 36,2%; tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,53 tỷ USD, giảm 0,5%; Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là gần 1,77 tỷ USD, tăng 11,5%; tiếp theo là các thị trường Trung Quốc; Singapore và Nhật Bản.
- Xăng dầu các loại: 2,89 triệu tấn, tăng 18,2%; Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Phân bón các loại: Gần 1,15 triệu tấn, tăng 3,9%; Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 4 tháng/2014 với 540 nghìn tấn, tăng 19,7% và chiếm 47% tổng lượng phân bón cả nước nhập về; Tiếp theo là Nga và Nhật Bản: .
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Gần 923 triệu USD, tăng 1,7%; Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc & nguyên liệu trong 4 tháng qua chủ yếu từ các thị trường: Argentina: 260 triệu USD, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước; Tiếp đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
- Nguyên liệu dệt may và da giày: Gần 5,18 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 20,2%; Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất từ Trung Quốc với hơn 2 tỷ USD, tăng 29,2%; Tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ.
- Sắt thép các loại: 3,07 triệu tấn, trị giá là 2,08 tỷ USD, giảm nhẹ 1,3% về lượng và giảm 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013; Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng qua từ Trung Quốc là 1,29 triệu tấn, tăng 26,3%; Tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Chất dẻo nguyên liệu: Hơn 1 triệu tấn, trị giá là 1,91 tỷ USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 11,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013; Chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng qua từ Ả rập Saudi là 237 nghìn tấn, tăng 13,2%; Hàn Quốc, Đài Loan...
- Hóa chất các loại: Hơn 1 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 9,2%; Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 293 triệu USD, tăng 17,4%; tiếp theo là các thị trường: Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Ô tô nguyên chiếc các loại: 14.982 chiếc, tăng mạnh 49%; Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 5,3 nghìn chiếc, tăng nhẹ 1%. Tiếp theo là Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.
Kỳ Anh