Chủ đầu tư không mặn mà với quyền tự quyết diện tích căn hộ
Không bị không chế về diện tích căn hộ, chủ đầu tư được quyền quyết định diện tích căn hộ trong dự án nhà ở là vấn đề được đưa ra tại dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Song, chính chủ đầu tư lại e ngại khi nghe nói được “trao quyền”.
Theo Luật Nhà ở hiện hành, nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2; nhà ở riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2 và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m; nhà biệt thự không được xây dựng quá ba tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
Trong khi đó, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lại đưa ra “Chủ đầu tư được quyết định lựa chọn việc xây dựng nhà ở thương mại có các loại diện tích khác nhau bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng”.
Như vậy, nếu dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua, chủ đầu tư có thể tự ý lựa chọn diện tích các căn hộ theo nhu cầu của thị trường. Vấn đề này cũng đã nhận được ý kiến trái chiều từ chính các chủ đầu tư.
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land thì cho rằng, nếu cho phép chủ đầu tư được tự quyết định diện tích căn hộ, điều này sẽ có sự tác động nhất định tới thị trường BĐS.
Trước hết, trong bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng hiện nay thì đó sẽ là lối thoát cho các doanh nghiệp BĐS bán được hàng. Các dự án đã triển khai hầu hết đều xây dựng nhiều căn hộ có diện tích lớn, nếu chủ đầu tư được tự quyết định diện tích thì chắc chắn nhiều dự án sẽ thay đổi diện tích các căn hộ bằng cách chia nhỏ diện tích.
Song, việc chia nhỏ căn hộ theo ông Hà sẽ làm tăng mật độ dân cư tại chỗ và nếu căn hộ quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hạ tầng khu đô thị. Vì thế, chủ đầu tư cần có nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định chẻ nhỏ căn hộ.
Bản thân cũng là một chủ đầu tư đã thực hiện một số dự án nhà ở thương mại, nhưng ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP.Invest) lại không đồng tình nếu được “trao quyền” tự quyết diện tích căn hộ.
“Bản thân tôi là chủ đầu tư tôi rất thích được tự quyết diện tích nhưng mà không nên vì không hợp lý, nên để cơ quan Nhà nước quyết định việc này”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, nếu chủ đầu tư được tự quyết định diện tích căn hộ dự án nhà thương mại thì xu thế chung là muốn căn hộ nhỏ vì dễ bán. Thế nhưng, mật độ dân số sẽ tăng lên thì các cơ quan Nhà nước không chấp nhận vì sẽ làm ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật của cơ sở, địa phương.
Nhà nước quyết định diện tích nhưng cần có sự thương lượng vì hiện cơ quan quản lý Nhà nước đang “áp đặt” trong việc đưa ra diện tích. Đó là lý do tồn đọng những căn hộ diện tích lớn lên tới 160 -170m2, căn hộ diện tích này thì cực khó bán, trong khi cơ quan quản lý Nhà nước lại nghĩ số dân ít đi thì đỡ áp lực lên hạ tầng xã hội của khu vực.
“Cơ quan Nhà nước là Sở quy hoạch kiến trúc nên quyết định hoặc Sở Xây dựng các tỉnh nên có thương lượng với nhà đầu tư để đưa ra giới hạn gặp nhau giữa chủ đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Hiệp đưa ý kiến.
Theo ông Hiệp, đối với nhà ở xã hội thì diện tích chỉ nên tối đa 50m2, còn đối với những dự án nhà ở thương mại thì diện tích tối thiểu là 50-60m2 và tối đa 110-120m2 là phù hợp với nhiều người dân. Cá biệt những dự án nào hẳn là cao cấp thì diện tích mới nên ở mức 140-180m2.
Một vị kiến trúc sư cũng không đồng tình khi để chủ đầu tư tự quyết diện tích căn hộ, bởi lẽ nếu như dự án nào chủ đầu tư cũng chỉ xây dựng những căn hộ có diện tích nhỏ chỉ 20-30m2, phục vụ cho mục đích kinh doanh bán được hàng thì thay vì phải tạo được một môi trường sống lý tưởng, gắn với vấn đề kiến trúc thì vô tình khiến chúng ta quay trở lại những căn nhà của hàng chục năm về trước. Rất có thể lại tái xuất tình trạng nhà ổ chuột (?!).
Theo Luật Nhà ở hiện hành, nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2; nhà ở riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2 và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m; nhà biệt thự không được xây dựng quá ba tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
Trong khi đó, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lại đưa ra “Chủ đầu tư được quyết định lựa chọn việc xây dựng nhà ở thương mại có các loại diện tích khác nhau bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng”.
Như vậy, nếu dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua, chủ đầu tư có thể tự ý lựa chọn diện tích các căn hộ theo nhu cầu của thị trường. Vấn đề này cũng đã nhận được ý kiến trái chiều từ chính các chủ đầu tư.
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land thì cho rằng, nếu cho phép chủ đầu tư được tự quyết định diện tích căn hộ, điều này sẽ có sự tác động nhất định tới thị trường BĐS.
Trước hết, trong bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng hiện nay thì đó sẽ là lối thoát cho các doanh nghiệp BĐS bán được hàng. Các dự án đã triển khai hầu hết đều xây dựng nhiều căn hộ có diện tích lớn, nếu chủ đầu tư được tự quyết định diện tích thì chắc chắn nhiều dự án sẽ thay đổi diện tích các căn hộ bằng cách chia nhỏ diện tích.
Song, việc chia nhỏ căn hộ theo ông Hà sẽ làm tăng mật độ dân cư tại chỗ và nếu căn hộ quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hạ tầng khu đô thị. Vì thế, chủ đầu tư cần có nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định chẻ nhỏ căn hộ.
Bản thân cũng là một chủ đầu tư đã thực hiện một số dự án nhà ở thương mại, nhưng ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP.Invest) lại không đồng tình nếu được “trao quyền” tự quyết diện tích căn hộ.
“Bản thân tôi là chủ đầu tư tôi rất thích được tự quyết diện tích nhưng mà không nên vì không hợp lý, nên để cơ quan Nhà nước quyết định việc này”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, nếu chủ đầu tư được tự quyết định diện tích căn hộ dự án nhà thương mại thì xu thế chung là muốn căn hộ nhỏ vì dễ bán. Thế nhưng, mật độ dân số sẽ tăng lên thì các cơ quan Nhà nước không chấp nhận vì sẽ làm ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật của cơ sở, địa phương.
Nhà nước quyết định diện tích nhưng cần có sự thương lượng vì hiện cơ quan quản lý Nhà nước đang “áp đặt” trong việc đưa ra diện tích. Đó là lý do tồn đọng những căn hộ diện tích lớn lên tới 160 -170m2, căn hộ diện tích này thì cực khó bán, trong khi cơ quan quản lý Nhà nước lại nghĩ số dân ít đi thì đỡ áp lực lên hạ tầng xã hội của khu vực.
“Cơ quan Nhà nước là Sở quy hoạch kiến trúc nên quyết định hoặc Sở Xây dựng các tỉnh nên có thương lượng với nhà đầu tư để đưa ra giới hạn gặp nhau giữa chủ đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Hiệp đưa ý kiến.
Theo ông Hiệp, đối với nhà ở xã hội thì diện tích chỉ nên tối đa 50m2, còn đối với những dự án nhà ở thương mại thì diện tích tối thiểu là 50-60m2 và tối đa 110-120m2 là phù hợp với nhiều người dân. Cá biệt những dự án nào hẳn là cao cấp thì diện tích mới nên ở mức 140-180m2.
Một vị kiến trúc sư cũng không đồng tình khi để chủ đầu tư tự quyết diện tích căn hộ, bởi lẽ nếu như dự án nào chủ đầu tư cũng chỉ xây dựng những căn hộ có diện tích nhỏ chỉ 20-30m2, phục vụ cho mục đích kinh doanh bán được hàng thì thay vì phải tạo được một môi trường sống lý tưởng, gắn với vấn đề kiến trúc thì vô tình khiến chúng ta quay trở lại những căn nhà của hàng chục năm về trước. Rất có thể lại tái xuất tình trạng nhà ổ chuột (?!).
Theo Minh Thư