Địa ốc 24h: Bất động sản hạng sang trở mình; Giá đất đắt nhất Việt Nam 162 triệu/m2
Giá đất cao nhất tại Việt Nam có mức 162 triệu đồng/m2 thuộc các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, lý Thái Tổ quận hoàn Kiếm và khu vực Đông Khởi, Nguyễn Huệ, lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai – TP Hồ Chí Minh.
- 13-05-2015Địa ốc 24h: Bùng nổ các thương vụ M&A trên thị trường Bất động sản
- 12-05-2015Địa ốc 24h: Bất động sản vẫn là kênh đầu tư đầy tiềm năng
- 12-05-2015Địa ốc 24h: "bôi trơn" trong xây dựng; Đầu tư xây dựng đường vành đai 5
- 08-05-2015Địa ốc 24h: Lại "nóng" chuyện tòa Keangnam
Theo Bảng giá đất năm 2015, giá đất cao nhất tại Việt Nam có mức 162 triệu đồng/m2 thuộc các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, lý Thái Tổ quận hoàn Kiếm và khu vực Đông Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai – TP Hồ Chí Minh. Theo các chuyên gia, giá đất năm 2015 đã được điều chỉnh tăng tiệm cận dần với giá đất trên thị trường. Đặc biệt, tại các đô thị, giá đất đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 17,3% so với năm 2014. >>> Giá đất ở đâu đắt nhất Việt Nam?
Tờ Korea Herald của Hàn Quốc vừa đưa tin, quỹ đầu tư Qatar Investment Authority đã đồng ý mua lại tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Việt Nam với giá 800 triệu USD và giành độc quyền cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Ban đầu, Qatar Investment Authority đưa ra mức giá 600 triệu USD cho tòa nhà này. Con số được thay đổi khi Tòa Án Hàn Quốc công bố mức giá 800 triệu USD. >>> Quỹ đầu tư Qatar đồng ý chi 800 triệu USD mua lại tòa nhà Keangnam
Sau một thời gian dài trầm lắng, phân khúc bất động sản hạng sang đang phục hồi ngoạn mục với lực cầu tăng mạnh, nhiều dự án căn hộ cao cấp có giá trên 50 triệu đồng/m2 vẫn có tính thanh khoản cao. Các nghiên cứu của CBRE cho biết, các dự án có vị trí gần trung tâm Thành phố và có tiến độ xây dựng tốt, hoặc chủ đầu tư có danh tiếng được người mua ưu tiên lựa chọn, ngoài ra, “đẳng cấp” cũng là một yếu tố thu hút người mua. >>> Bất động sản hạng sang sôi động trở lại!
Theo số liệu từ Cục Đầu tư Nước ngoài, tính đến 20/4/2015, các nước Asean đã đăng ký đầu tư 54,43 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ hai với 97 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 16,6 tỷ USD; lĩnh vựa xây dựng xếp thứ 3 với 174 dự án và thu hút 3,23 tỷ USD. >>> Khu vực Asean đã rót 16,6 tỷ USD vào bất động sản Việt Nam
Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, giới chuyên gia bất động sản nhận định nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân thành phố sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, với số tiền vừa phải, nên thuê hay mua nhà tại Thủ đô? Với mức tài chính hạn hẹp, người đi thuê nhà sẽ “dễ thở” hơn vì chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí trả trước thấp, tận dụng được tài chính để đầu tư; tuy nhiên, nếu có khả năng mua nhà, và còn đầu tư thêm những căn khác để cho thuê, thì banjc ũng kiếm được nguồn thu nhập ổn định, mang lại lợi ích và an toàn cho khoản đầu tư tài chính. >>> Thuê hay mua nhà, hướng nào lợi hơn?
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, năm 2015 thị trường BĐS đón nhận hàng loạt tin vui từ các bộ luật, nghị định mới được ban hành và sắp có hiệu lực thi hành. Song song đó, cùng với các chính sách hỗ trợ tín dụng với sự sẵn sang tham gia của nhiều ngân hàng thương mại sẽ giúp thúc đẩy thị trường phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, thêm một số quy định mới về tài chính, bảo lãnh của chủ đầu tư giúp người mua yên tâm đầu tư hơn. Lòng tin của người mua đã bắt đầu quay trở lại. >>> Ông Lê Hoàng Châu: Doanh nghiệp BĐS đã có đủ điều kiện để vượt khó
Thị trường bất động sản hiện nay không hề có một thống kê nguồn cung rõ ràng mà chỉ dựa vào những thông tin công bố dự án của nhiều chủ đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bấy lâu nay “ém quân”, giờ tận dụng sự khởi sắc của nền kinh tế, thị trường BĐS phục hồi để “bung hàng”. Từ đó, thị trường đang thiếu một công cụ cảnh báo, các cấp các ngành liên quan cũng không thực hiện công việc thống kê chuẩn xác…>>> Thị trường BĐS đang thiếu công cụ cảnh báo
TP Đà Nẵng nhiều lần đề nghị Tổng cục Đường sắt (Bộ GTVT) hoàn trả hơn 1,7 tỉ đồng ứng trước để giải phóng mặt bằng và nhanh chóng triển khai dự án đường gom và rào cách ly đường sắt đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm đến UBND phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (khoảng 1 km) nhưng không được. Trước đó, do tính cấp bách và cần thiết của dự án, nên UBND thành phố Đà Nẵng đã ứng trước 1,73 tỷ đồng để triển khai GPMB. Tuy nhiên, do vấn đề vốn gặp khó khăn, dù xong GPMB nhưng dự án đến nay vẫn chưa triển khai. Ngoài khoản “nợ” chi ohis GPMB, Bộ GTVT còn “nợ” thành phố Đà Nẵng một số khoản thi công các công trình khác lên tới 5,4 tỷ đồng. >>> Đà Nẵng ‘đòi nợ’ Bộ GTVT
Thanh Mai