Đường tồn kho lập mức... kỷ lục
450.000 tấn đường đang chất đầy kho - là số liệu mới nhất do Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) thông tin hôm 25.3.
Đây được xem là lượng đường tồn “khủng” nhất từ trước đến nay, khiến DN sản xuất kinh doanh mía đường như ngồi trên lửa khi chờ đợi giấy phép xuất khẩu (XK) từ Bộ Công Thương.
Dùng dằng chờ bình ổn giá
Theo VSSA, vì thuộc mặt hàng bình ổn giá nên đường được đưa vào danh sách xét cân đối cung cầu trong nước, việc XK chỉ là phương án phát sinh nếu lượng cung dôi dư. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngay từ đầu niên vụ, VSSA đã dự báo được lượng đường sẽ dư thừa và đã hoàn toàn chủ động đề nghị Bộ Công Thương xét đến phương án XK.
Niên vụ 2012 - 2013, VSSA dự kiến lượng đường sản xuất nước ta vào khoảng 1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới Tây Nam vào khoảng 300.000 – 400.000 tấn/năm và đường nhập khẩu (NK) theo quota cam kết WTO. Trừ đi lượng đường tiêu thụ nội địa theo nhu cầu hàng năm khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn, đường dôi dư tính đến thời điểm này đã lên đến 450.000 tấn.
Đại diện VSSA phía bắc – ông Hà Hữu Phái - cho hay: “Chưa năm nào đường tồn kho kỷ lục như năm nay, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Bộ Công Thương cho XK sang Trung Quốc do nước này đang thiếu đường. Song lần đề nghị thứ nhất chưa kịp được xét duyệt thì cơ hội đã qua. Hiện tại các DN đang rất sốt ruột tiếp tục chờ giấy phép XK của Bộ Công Thương, chờ bộ tiếp tục... cân đối cung cầu”.
Hiện cả nước có hơn 40 nhà máy đường đang hoạt động. Từ đầu niên vụ đến nay, tính ra mỗi tháng lượng đường tồn kho của các nhà máy này lại tăng khoảng 100.000 tấn. Theo ông Phái, nếu cứ để tình trạng thừa đường nhưng phải chờ giấy phép mới được XK, VSSA buộc phải tính đến phương án kiến nghị cho sáp nhập một số nhà máy. Một số nhà máy đường đã giảm giá bán, song tiêu thụ vẫn rất chậm. Chưa kể trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 tấn đường nhập lậu vào nội địa.
Tiếp tục… nghe ngóng
Mía chất chồng đầy kho, rất nhiều DN đang như ngồi trên lửa khi Bộ Công Thương vẫn chưa cấp giấy phép XK đường. Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cũng đã phát đi thông tin về việc tiếp tục theo dõi tình hình cung cầu đường trên thị trường. XK đường có lẽ là vấn đề khá mới mẻ đối với nước ta, bởi từ trước đến nay VN hiếm khi có tình trạng này.
Đường trong nước thậm chí còn có thời điểm sốt hàng bởi sản xuất thiếu hụt do thiên tai, bão lũ... Vụ này cũng cho biết, đã có tình trạng đường xuất rải rác sang Trung Quốc theo lối tiểu ngạch song số lượng chưa đáng kể. Chính vì thế, vấn đề tăng cường cấp giấy phép XK là rất đáng để... xem xét (nhưng chưa rõ sẽ xem xét đến lúc nào?).
Còn với các DN, theo VSSA, vừa nơm nớp chờ thủ tục của cơ quan chức năng, lại vừa nghe ngóng cơ hội bên ngoài. Có một thông tin khá quan trọng là hạn hán nghiêm trọng tại phía tây nam khiến nước này đang có nguy cơ thiếu hụt một lượng đường đáng kể do sản xuất bị đình đốn (dự báo thiếu khoảng 300.000 – 400.000 tấn so với nguồn cung khoảng 14 triệu tấn). “Đây sẽ là cơ hội tốt cho VN XK đường sang Trung Quốc, và đề nghị cấp giấy phép XK cũng được cơ quan chức năng cho biết là sẽ có phản hồi sớm để các DN sớm chủ động nguồn hàng và các thủ tục cần thiết” – ông Phái cho biết.
Tuy nhiên, quan điểm của VSSA là XK chỉ là giải pháp tình thế. Mất cân đối cung cầu đường trong nước lâu nay không còn là vấn đề mới. Theo ông Phái, giảm lượng đường tồn kho, về lâu dài cần đẩy mạnh tiêu thụ, ngăn chặn triệt để đường nhập lậu (chủ yếu từ Thái Lan). Đã đến lúc ngành mía đường không chỉ trông chờ vào giải pháp của Chính phủ. Việc tăng sức tiêu thụ và giảm đường tồn kho cần được các DN nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng, theo đó tiến tới XK chính ngạch như một chiến lược lâu dài.
Dùng dằng chờ bình ổn giá
Theo VSSA, vì thuộc mặt hàng bình ổn giá nên đường được đưa vào danh sách xét cân đối cung cầu trong nước, việc XK chỉ là phương án phát sinh nếu lượng cung dôi dư. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngay từ đầu niên vụ, VSSA đã dự báo được lượng đường sẽ dư thừa và đã hoàn toàn chủ động đề nghị Bộ Công Thương xét đến phương án XK.
Niên vụ 2012 - 2013, VSSA dự kiến lượng đường sản xuất nước ta vào khoảng 1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới Tây Nam vào khoảng 300.000 – 400.000 tấn/năm và đường nhập khẩu (NK) theo quota cam kết WTO. Trừ đi lượng đường tiêu thụ nội địa theo nhu cầu hàng năm khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn, đường dôi dư tính đến thời điểm này đã lên đến 450.000 tấn.
Đại diện VSSA phía bắc – ông Hà Hữu Phái - cho hay: “Chưa năm nào đường tồn kho kỷ lục như năm nay, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Bộ Công Thương cho XK sang Trung Quốc do nước này đang thiếu đường. Song lần đề nghị thứ nhất chưa kịp được xét duyệt thì cơ hội đã qua. Hiện tại các DN đang rất sốt ruột tiếp tục chờ giấy phép XK của Bộ Công Thương, chờ bộ tiếp tục... cân đối cung cầu”.
Hiện cả nước có hơn 40 nhà máy đường đang hoạt động. Từ đầu niên vụ đến nay, tính ra mỗi tháng lượng đường tồn kho của các nhà máy này lại tăng khoảng 100.000 tấn. Theo ông Phái, nếu cứ để tình trạng thừa đường nhưng phải chờ giấy phép mới được XK, VSSA buộc phải tính đến phương án kiến nghị cho sáp nhập một số nhà máy. Một số nhà máy đường đã giảm giá bán, song tiêu thụ vẫn rất chậm. Chưa kể trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 tấn đường nhập lậu vào nội địa.
Tiếp tục… nghe ngóng
Mía chất chồng đầy kho, rất nhiều DN đang như ngồi trên lửa khi Bộ Công Thương vẫn chưa cấp giấy phép XK đường. Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cũng đã phát đi thông tin về việc tiếp tục theo dõi tình hình cung cầu đường trên thị trường. XK đường có lẽ là vấn đề khá mới mẻ đối với nước ta, bởi từ trước đến nay VN hiếm khi có tình trạng này.
Đường trong nước thậm chí còn có thời điểm sốt hàng bởi sản xuất thiếu hụt do thiên tai, bão lũ... Vụ này cũng cho biết, đã có tình trạng đường xuất rải rác sang Trung Quốc theo lối tiểu ngạch song số lượng chưa đáng kể. Chính vì thế, vấn đề tăng cường cấp giấy phép XK là rất đáng để... xem xét (nhưng chưa rõ sẽ xem xét đến lúc nào?).
Còn với các DN, theo VSSA, vừa nơm nớp chờ thủ tục của cơ quan chức năng, lại vừa nghe ngóng cơ hội bên ngoài. Có một thông tin khá quan trọng là hạn hán nghiêm trọng tại phía tây nam khiến nước này đang có nguy cơ thiếu hụt một lượng đường đáng kể do sản xuất bị đình đốn (dự báo thiếu khoảng 300.000 – 400.000 tấn so với nguồn cung khoảng 14 triệu tấn). “Đây sẽ là cơ hội tốt cho VN XK đường sang Trung Quốc, và đề nghị cấp giấy phép XK cũng được cơ quan chức năng cho biết là sẽ có phản hồi sớm để các DN sớm chủ động nguồn hàng và các thủ tục cần thiết” – ông Phái cho biết.
Tuy nhiên, quan điểm của VSSA là XK chỉ là giải pháp tình thế. Mất cân đối cung cầu đường trong nước lâu nay không còn là vấn đề mới. Theo ông Phái, giảm lượng đường tồn kho, về lâu dài cần đẩy mạnh tiêu thụ, ngăn chặn triệt để đường nhập lậu (chủ yếu từ Thái Lan). Đã đến lúc ngành mía đường không chỉ trông chờ vào giải pháp của Chính phủ. Việc tăng sức tiêu thụ và giảm đường tồn kho cần được các DN nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng, theo đó tiến tới XK chính ngạch như một chiến lược lâu dài.
Theo Dương Hà