Nhà ở xã hội cho thuê: Nghịch lý cầu nhiều, cung quá ít
Việc thiếu chính sách ưu đãi trong khi lãi suất, tiền sử dụng đất, thuế quá cao... khiến nhà ở xã hội cho thuê chưa phát triển.
- 04-06-2014Dự án nhà ở thương mại phải dành quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội
- 05-05-2014Người thuê nhà ở xã hội được vay quỹ tiết kiệm nhà ở
- 19-04-2014Nhà ở xã hội - Điểm sáng trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi
- 02-04-2014Có nên áp giá trần với nhà ở xã hội?
- 31-03-2014Nên đặt giá trần với nhà ở xã hội?
- 08-02-2014Kiểm tra quỹ đất làm nhà ở xã hội tại Hà Nội
Theo Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, tính đến nay cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 98 dự án nhà ở xã hội với khoảng 36.000 căn hộ và tiếp tục triển khai 129 dự án với quy mô xây dựng khoảng 55.000 căn hộ.
Kết quả này còn rất hạn chế so với nhu cầu thực hơn 1 triệu căn nhà xã hội. Riêng TP Hồ Chí Minh cần khoảng 134 nghìn căn, TP Hà Nội cần khoảng 111 nghìn căn, chưa kể những đô thị lớn như Đồng Nai, Bình Dương, những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.
Nhà ở xã hội nhìn chung đã thiếu, nhà ở xã hội dành cho thuê, thuê mua lại càng ít. Việc thiếu chính sách ưu đãi trong khi lãi suất, tiền sử dụng đất, thuế quá cao... khiến loại hình này vẫn chưa phát triển.
Hiện nay, tại Hà Nội mới chỉ có 3 dự án xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua (sử dụng quỹ đất 20%) là dự án CT19 khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên) với quy mô 515 căn hộ; dự án cho thuê mua tại ô CT21 khu đô thị mới Việt Hưng với quy mô 300 căn hộ với diện tích đất xây dựng là 38.825m2. Mới đây, Viglacera tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 dự án nhà xã hội Đặng Xá, trên diện tích đất 6,2ha với tổng số khoảng 1500 căn hộ, trong đó có 300 căn hộ để cho thuê, 300 căn hộ để cho thuê mua và số còn lại để bán.
Còn tại TP HCM, toàn địa bàn thành phố mới chỉ có hai dự án căn hộ nhà ở xã hội cho thuê mua đã được hoàn thành. Đó là chung cư Đông Hưng 2 (quận 12) với 112 căn và chung cư số 157/R8 (đường Tô Hiến Thành, phường 12, quận 10) với 114 căn.
Nguồn cung nhà ở xã hội cho thuê quá ít tại các đô thị lớn là do nhiều doanh nghiệp BĐS hiện không mặn mà với loại hình này. Nguyên nhân bởi "Luật Nhà ở hiện hành chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể và đủ mạnh để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê" (Tờ trình về Luật nhà ở (sửa đổi) được Bộ Xây dựng trình Chính phủ). Điều này khiến các doanh nghiệp muốn triển khai nhà cho thuê vẫn “tắc” đủ thứ như lãi suất, tiền sử dụng đất, các loại thuế hiện vẫn còn rất cao...
Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở để bán nhằm thu hồi vốn nhanh. Còn xây nhà ở xã hội cho thuê thì lại cần có thời gian thu hồi vốn dài. Đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp BĐS không mặn mà bỏ ra "một cục" tiền lớn xây dựng nhà cho thuê và nhặt về "bạc cắc".
Để thúc đẩy phát triển loại hình nhà ở xã hội cho thuê, Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) hiện đã dành hẳn một chương để quy định về chính sách nhà ở xã hội. Trong đó, nhà nước phải có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng; miễn, giảm tiền sử dụng đất và có các hình thức hỗ trợ về tài chính để các đối tượng khó khăn có điều kiện cải thiện nhà ở…Đặc biệt, dự thảo cũng quy định yêu cầu chính quyền địa phương phải quy hoạch các khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.
Nghị định 188 đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cũng quy định chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ở trong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tối thiểu là 05 (năm) năm, kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủ đầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này.
>>> Sắp có nhà ở xã hội cho thuê khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng
Kết quả này còn rất hạn chế so với nhu cầu thực hơn 1 triệu căn nhà xã hội. Riêng TP Hồ Chí Minh cần khoảng 134 nghìn căn, TP Hà Nội cần khoảng 111 nghìn căn, chưa kể những đô thị lớn như Đồng Nai, Bình Dương, những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.
Nhà ở xã hội nhìn chung đã thiếu, nhà ở xã hội dành cho thuê, thuê mua lại càng ít. Việc thiếu chính sách ưu đãi trong khi lãi suất, tiền sử dụng đất, thuế quá cao... khiến loại hình này vẫn chưa phát triển.
Hiện nay, tại Hà Nội mới chỉ có 3 dự án xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua (sử dụng quỹ đất 20%) là dự án CT19 khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên) với quy mô 515 căn hộ; dự án cho thuê mua tại ô CT21 khu đô thị mới Việt Hưng với quy mô 300 căn hộ với diện tích đất xây dựng là 38.825m2. Mới đây, Viglacera tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 dự án nhà xã hội Đặng Xá, trên diện tích đất 6,2ha với tổng số khoảng 1500 căn hộ, trong đó có 300 căn hộ để cho thuê, 300 căn hộ để cho thuê mua và số còn lại để bán.
Còn tại TP HCM, toàn địa bàn thành phố mới chỉ có hai dự án căn hộ nhà ở xã hội cho thuê mua đã được hoàn thành. Đó là chung cư Đông Hưng 2 (quận 12) với 112 căn và chung cư số 157/R8 (đường Tô Hiến Thành, phường 12, quận 10) với 114 căn.
Nguồn cung nhà ở xã hội cho thuê quá ít tại các đô thị lớn là do nhiều doanh nghiệp BĐS hiện không mặn mà với loại hình này. Nguyên nhân bởi "Luật Nhà ở hiện hành chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể và đủ mạnh để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê" (Tờ trình về Luật nhà ở (sửa đổi) được Bộ Xây dựng trình Chính phủ). Điều này khiến các doanh nghiệp muốn triển khai nhà cho thuê vẫn “tắc” đủ thứ như lãi suất, tiền sử dụng đất, các loại thuế hiện vẫn còn rất cao...
Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở để bán nhằm thu hồi vốn nhanh. Còn xây nhà ở xã hội cho thuê thì lại cần có thời gian thu hồi vốn dài. Đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp BĐS không mặn mà bỏ ra "một cục" tiền lớn xây dựng nhà cho thuê và nhặt về "bạc cắc".
Để thúc đẩy phát triển loại hình nhà ở xã hội cho thuê, Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) hiện đã dành hẳn một chương để quy định về chính sách nhà ở xã hội. Trong đó, nhà nước phải có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng; miễn, giảm tiền sử dụng đất và có các hình thức hỗ trợ về tài chính để các đối tượng khó khăn có điều kiện cải thiện nhà ở…Đặc biệt, dự thảo cũng quy định yêu cầu chính quyền địa phương phải quy hoạch các khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.
Nghị định 188 đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cũng quy định chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ở trong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tối thiểu là 05 (năm) năm, kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủ đầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này.
>>> Sắp có nhà ở xã hội cho thuê khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng
Lan Anh