[Nổi bật] ACB cắt hơn 1.100 nhân sự, cú 'sốc' Eximbank hậu Trương Văn Phước?
- 11-02-2014[Nổi bật] Nintedo không kiện Flappy Bird, Hà Đông gỡ game vì 'gây nghiện' cho người dùng
- 26-01-2014[Nổi bật tuần] Thưởng Tết - kẻ khóc người cười, vụ Huyền Như xử sao cho đẹp?
- 24-01-2014[Nổi bật] Kế hoạch cuối đời của Bill Gates, Anti cafe có làm nên chuyện ở Việt Nam
- 23-01-2014[Nổi bật] Hyundai bỏ dự án ở Quảng Nam, 'partner' cùng tên với Dương Chí Dũng
ACB: Một năm cắt giảm hơn 1.100 nhân sự Xem thêm
Mờ nhạt thức ăn nhanh Việt Xem thêm
- Đối với thị trường thức ăn nhanh, yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định đầu tư chính là dân số học và dư địa phát triển ngành. Hai yếu tố này đều rất khả quan tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu Việt vẫn hoàn toàn mờ nhạt.
- Bốn điểm yếu cốt tử của thương hiệu thức ăn nhanh Việt: Một là, họ có tiềm lực về tài chính hùng hậu. Hai là, khả năng quản trị về chuỗi nhà hàng của các doanh nghiệp nước ngoài rất tốt. Ba là, sức hút thương hiệu. Bốn là, tâm lý người tiêu dùng Việt. Không thể phủ nhận rằng nhiều người tiêu dùng Việt Nam còn rất chuộng ngoại.
Để phục vụ công tác thi hành án, trong bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 27/1, cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm:
Nhà và đất tại số 5, Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TP HCM;
Nhà và đất ở tại số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM;
Hơn 2.400m2 đất tại 78/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân đang sở hữu tại Ngân hàng ACB.
Eximbank và cú sốc hậu Trương Văn Phước Xem thêm
Sau nhiều năm lèo lái Eximbank trên cương vị Tổng giám đốc, ông Trương Văn Phước - sinh năm 1959, quay trở lại với môi trường công chức, làm Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Ngày 14/2, Eximbank khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi sốc, khi tuyên bố con số lỗ trước thuế hơn 328 tỷ đồng, đánh dấu quý thua lỗ đầu tiên kể từ quý IV/2008 (lỗ gần 106 tỷ đồng).
Dưới thời ông Trương Văn Phước ở Eximbank, nhà băng này có 6 quý lãi trên 800 tỷ đồng, trong đó quý III - IV/2011 và quý I/2012, Eximbank báo lãi vượt 1.000 tỷ đồng (riêng quý IV/2011 báo lãi tới 1.365 tỷ đồng). Có thể có hai khả năng:
Một là Eximbank đã tất toán trạng thái vàng một cách “hợp lý”, dẫn tới mảng kinh doanh ngoại hối có lãi các quý trước;
Hai là hạch toán kết quả vào cuối năm dẫn tới mức lỗ của mảng ngoại hối, mà có thể có sự “đóng góp” không nhỏ từ vàng?