Ông lớn nước ngoài vẫn ráo riết tìm mua các dự án tại Việt Nam
BĐS ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư nước ngoài. Nếu mức giá đưa ra hợp lý thì sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại sẽ tiếp tục tăng.
Công ty tư vấn BĐS Savills vừa công bố Báo cáo thị trường BĐS Châu Á - Thái Bình Dương nửa đầu năm 2014. Theo đó, với triển vọng kinh tế nhìn chung ổn định, đồng tiền châu Á đã tăng nhẹ từ 1%-4% trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, so với thời điểm cuối năm 2013, đồng tiền Trung Quốc và Việt Nam mất giá, được ghi nhận ở mức 0.9% và 1% một cách tương ứng so với đô la Mỹ.
Mảng thị trường văn phòng cho thuê được ghi nhận tăng trưởng từ 1.6% lên 5.0% ở hầu hết các thành phố lớn trong nửa đầu năm nay. Trung Quốc đang cho thấy một bức tranh hỗn hợp, trong khi thị trường cho thuê ở Thượng Hải suy giảm do những lo ngại về nguồn cung thì nhu cầu văn phòng tại Thẩm Quyến lại tăng mạnh. Hong Kong đứng đầu danh sách với giá cho thuê 189,4 đô la Mỹ/m2, trong khi tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, giá cho thuê lần lượt là 48 và 41,7 đô la Mỹ/m2 (chưa bao gồm VAT).
Hầu hết thị trường bán lẻ đều ghi nhận có sự tăng chậm lại ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng. Điều này cũng có nghĩa là nó đang đạt đến đỉnh của chu kỳ tại hầu hết các thành phố. Thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu ở Manila (Philippines) chính là nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ tại đây, do đó góp phần đẩy mạnh nhu cầu về mặt bằng bán lẻ.
Báo cáo của Savills cũng cho thấy, giá cho thuê căn hộ cao cấp tăng nhẹ tại một số thành phố châu Á. Thị trường cho thuê ở Hong Kong, Singapore và Thẩm Quyến đang có xu hướng sụt giảm và hiện có sự điều chỉnh rõ nét. Manila được ghi nhận có sự gia tăng mạnh về giá thuê .
Trong phân khúc khách sạn, Quảng Châu và Osaka đều có mức tăng trưởng cao, theo sau là Singapore, Tokyo và Đài Bắc.
Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, báo cáo này tiếp tục cho thấy rằng Việt Nam có mức giá thuê cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực, đặc biệt ở phân khúc Khách sạn, Bán lẻ và Căn hộ dịch vụ. Với nguồn cung dự án chất lượng cao còn hạn chế, và trong điều kiện Việt nam có tình hình hoạt động kinh tế vĩ mô gần đây được cải thiện đáng kể cùng nền tảng cơ bản hấp dẫn, những phân khúc này ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư nước ngoài.
"Nếu mức giá đưa ra hợp lý thì sự quan tâm của các nhà đầu tư vào các phân khúc này sẽ có thể tiếp tục tăng", ông Troy Griffiths nhấn mạnh.
Trước đó ông Robert Mclntosh, Giám đốc điều hành CBRE hotels Châu Á Thái Bình Dương cũng từng nhận định: "Từ những tháng cuối năm 2013 cho tới nay, Việt Nam chứng kiến nhiều dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực khách sạn - nghỉ dưỡng. Những dự án này trải dài khắp từ Bắc tới Nam, với số vốn đầu tư đăng ký từ hàng chục triệu cho tới hàng trăm triệu đôla Mỹ. Nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư tại Việt Nam".
Mới đây số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng cho biết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2014 thu hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7246,2 triệu USD, tăng 29,0% về số dự án và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với số vốn đạt 1154,3 triệu USD, chiếm 11,3%; ngành xây dựng đạt 552,9 triệu USD, chiếm 5,4%.
Như vậy, trong thời gian tới chúng ta có thể mong đợi một dòng tiền lớn từ các đại gia nước ngoài tiếp tục đổ vào thị trường BĐS Việt Nam.
>>>"Ông lớn" châu Á chuộng thị trường bán lẻ Việt Nam
Mảng thị trường văn phòng cho thuê được ghi nhận tăng trưởng từ 1.6% lên 5.0% ở hầu hết các thành phố lớn trong nửa đầu năm nay. Trung Quốc đang cho thấy một bức tranh hỗn hợp, trong khi thị trường cho thuê ở Thượng Hải suy giảm do những lo ngại về nguồn cung thì nhu cầu văn phòng tại Thẩm Quyến lại tăng mạnh. Hong Kong đứng đầu danh sách với giá cho thuê 189,4 đô la Mỹ/m2, trong khi tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, giá cho thuê lần lượt là 48 và 41,7 đô la Mỹ/m2 (chưa bao gồm VAT).
Hầu hết thị trường bán lẻ đều ghi nhận có sự tăng chậm lại ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng. Điều này cũng có nghĩa là nó đang đạt đến đỉnh của chu kỳ tại hầu hết các thành phố. Thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu ở Manila (Philippines) chính là nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ tại đây, do đó góp phần đẩy mạnh nhu cầu về mặt bằng bán lẻ.
Báo cáo của Savills cũng cho thấy, giá cho thuê căn hộ cao cấp tăng nhẹ tại một số thành phố châu Á. Thị trường cho thuê ở Hong Kong, Singapore và Thẩm Quyến đang có xu hướng sụt giảm và hiện có sự điều chỉnh rõ nét. Manila được ghi nhận có sự gia tăng mạnh về giá thuê .
Trong phân khúc khách sạn, Quảng Châu và Osaka đều có mức tăng trưởng cao, theo sau là Singapore, Tokyo và Đài Bắc.
Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, báo cáo này tiếp tục cho thấy rằng Việt Nam có mức giá thuê cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực, đặc biệt ở phân khúc Khách sạn, Bán lẻ và Căn hộ dịch vụ. Với nguồn cung dự án chất lượng cao còn hạn chế, và trong điều kiện Việt nam có tình hình hoạt động kinh tế vĩ mô gần đây được cải thiện đáng kể cùng nền tảng cơ bản hấp dẫn, những phân khúc này ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà phát triển dự án và nhà đầu tư nước ngoài.
"Nếu mức giá đưa ra hợp lý thì sự quan tâm của các nhà đầu tư vào các phân khúc này sẽ có thể tiếp tục tăng", ông Troy Griffiths nhấn mạnh.
Trước đó ông Robert Mclntosh, Giám đốc điều hành CBRE hotels Châu Á Thái Bình Dương cũng từng nhận định: "Từ những tháng cuối năm 2013 cho tới nay, Việt Nam chứng kiến nhiều dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực khách sạn - nghỉ dưỡng. Những dự án này trải dài khắp từ Bắc tới Nam, với số vốn đầu tư đăng ký từ hàng chục triệu cho tới hàng trăm triệu đôla Mỹ. Nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư tại Việt Nam".
Mới đây số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng cho biết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2014 thu hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7246,2 triệu USD, tăng 29,0% về số dự án và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với số vốn đạt 1154,3 triệu USD, chiếm 11,3%; ngành xây dựng đạt 552,9 triệu USD, chiếm 5,4%.
Như vậy, trong thời gian tới chúng ta có thể mong đợi một dòng tiền lớn từ các đại gia nước ngoài tiếp tục đổ vào thị trường BĐS Việt Nam.
>>>"Ông lớn" châu Á chuộng thị trường bán lẻ Việt Nam
Lan Nhi