Sẽ có 75 tỷ USD đổ vào thị trường bất động sản châu Á
Các quy định giới hạn các công ty bảo hiểm châu Á đầu tư vào bất động sản (BĐS) đang dần được nới lỏng, và điều này sẽ hỗ trợ gia tăng các giao dịch đầu tư vào BĐS trong thời gian sắp tới.
- 22-02-2013Knight Frank: BĐS châu Á vẫn là đầu máy tăng trưởng kinh tế thế giới
- 21-02-2013BĐS châu Á năm 2013: Đâu là điểm đến đầu tư?
- 23-11-2011CBRE đầu tư 5 tỷ USD vào khu vực BĐS châu Á
Đây là nhận định trong báo cáo mới nhất của bộ phận nghiên cứu thị trường của CBRE về “Những nới lỏng trong quy định và sự bùng nổ của các công ty bảo hiểm Châu Á đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.”
Nguồn vốn dành cho BĐS bị hạn chế
Các quy định về việc đầu tư của công ty bảo hiểm đã có lịch sử bị thắt chặt từ lâu đời ở khu vực Châu Á, khiến cho nguồn vốn triển khai vào các tài sản BĐS luôn bị hạn chế. Phần lớn sự đầu tư đều dồn vào các tài sản lưu động và minh bạch như thị trường chứng khoán, tiền mặt, thu nhập cố định và trái phiếu chính phủ.
Theo các nhà quản lý bảo hiểm trong 10 khu vực pháp lý châu Á, tổng tài sản bảo hiểm đạt mức 6,7 nghìn tỉ USD tại châu Á vào cuối năm 2013, cao hơn so với Mỹ chỉ đạt 5,8 nghìn tỉ USD và tại Anh là 3 nghìn tỉ USD.
Nhật Bản là thị trường có tài sản bảo hiểm lớn nhất, nắm trong tay tổng số tài sản hơn 3,3 nghìn tỉ USD, trong khi đó phần lớn tải sản còn lại thuộc về thị trường bảo hiểm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Bốn nước trên kiểm soát 90% tài sản bảo hiểm ở Châu Á.
Theo CBRE, vào năm 2013, BĐS chỉ chiếm 2% trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm châu Á, khoảng 130 tỉ USD, trong đó bao gồm đầu tư BĐS trực tiếp và gián tiếp, trong số đó có 1% của Trung Quốc, 1,8% ở Nhật Bản và 2,4 % là ở Hàn Quốc.
Trong khi đó, ở các thị trường thị trường đã phát triển thường bố trí 4 - 6 % số tài sản của họ vào BDS, trong khi đó ở Mỹ là 6,7% và ở Anh là 5,1 %. Ở Châu Á, Đài Loan là nước có mức độ đầu tư vào thị trường BDS tương đối cao , khoảng 4,8%.Tuy nhiên nguồn vốn hiện tại vẫn tập trung chủ yếu ở phạm vi trong nước bởi vốn đầu tư nước ngoài chỉ vừa được cho phép kể từ 2013.
Tình hình đã thay đổi
Tuy nhiên, hiện nay một số nước trong khu vực đã cho phép sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư vào bất động sản nhiều hơn và quy trình phê chuẩn được đơn giản hơn.
Các công ty bảo hiểm ở châu Á đang phát triển chóng mặt, đặc biệt là trong năm năm qua, nhờ có sự thâm nhập của thị trường phương Tây kết hợp với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Quy mô của ngành bảo hiểm châu Á đã tăng 13% từ năm 2008 đến năm 2013.
CBRE dự đoán rằng sự gia tăng tài sản bảo hiểm kết hợp với sự nới lỏng về đạo luật sẽ giúp các nhà bảo hiểm châu Á tăng nguồn tài sản đầu tư vào ngành bất động sản từ 130 tỷ USD trong năm 2013 lên 205 tỉ USD vào năm 2018 , trong đó có 75 tỉ USD sẽ được đầu tư vào dòng chảy BĐS, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, việc nới lỏng đầu tư bất động sản giữa các công ty bảo hiểm đã tăng tốc trong hai năm qua với việc tăng đầu tư tối đa vào BĐS và cho phép tinh giản các thủ tục đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài.
Trung Quốc cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012 và tăng phân bổ tối đa trong bất động sản (cả trong nước và nước ngoài) từ 20% đến 30% tổng tài sản trong tháng 2 năm 2014.
Điều luật của Đài Loan đã cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư nước ngoài kể từ năm 2013 và được cho phép các công ty bảo hiểm sử dụng vốn vay cổ đông mua lại ở nước ngoài.
"CBRE dự kiến sẽ có sự gia tăng trong việc triển khai vốn cho bất động sản của công ty bảo hiểm châu Á sẽ tăng trưởng , song song với tổng quy mô tài sản của ngành trong năm năm tới. Nhìn về lâu dài,sự nới lỏng cho các công ty bảo hiểm châu Á sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư bất động sản toàn cầu của họ", Ada Choi, giám đốc cấp cao về nghiên cứu của CBRE cho biết.
>> Đâu là phân khúc "vàng" của BĐS thế giới?
Nguồn vốn dành cho BĐS bị hạn chế
Các quy định về việc đầu tư của công ty bảo hiểm đã có lịch sử bị thắt chặt từ lâu đời ở khu vực Châu Á, khiến cho nguồn vốn triển khai vào các tài sản BĐS luôn bị hạn chế. Phần lớn sự đầu tư đều dồn vào các tài sản lưu động và minh bạch như thị trường chứng khoán, tiền mặt, thu nhập cố định và trái phiếu chính phủ.
Theo các nhà quản lý bảo hiểm trong 10 khu vực pháp lý châu Á, tổng tài sản bảo hiểm đạt mức 6,7 nghìn tỉ USD tại châu Á vào cuối năm 2013, cao hơn so với Mỹ chỉ đạt 5,8 nghìn tỉ USD và tại Anh là 3 nghìn tỉ USD.
Nhật Bản là thị trường có tài sản bảo hiểm lớn nhất, nắm trong tay tổng số tài sản hơn 3,3 nghìn tỉ USD, trong khi đó phần lớn tải sản còn lại thuộc về thị trường bảo hiểm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Bốn nước trên kiểm soát 90% tài sản bảo hiểm ở Châu Á.
Theo CBRE, vào năm 2013, BĐS chỉ chiếm 2% trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm châu Á, khoảng 130 tỉ USD, trong đó bao gồm đầu tư BĐS trực tiếp và gián tiếp, trong số đó có 1% của Trung Quốc, 1,8% ở Nhật Bản và 2,4 % là ở Hàn Quốc.
Trong khi đó, ở các thị trường thị trường đã phát triển thường bố trí 4 - 6 % số tài sản của họ vào BDS, trong khi đó ở Mỹ là 6,7% và ở Anh là 5,1 %. Ở Châu Á, Đài Loan là nước có mức độ đầu tư vào thị trường BDS tương đối cao , khoảng 4,8%.Tuy nhiên nguồn vốn hiện tại vẫn tập trung chủ yếu ở phạm vi trong nước bởi vốn đầu tư nước ngoài chỉ vừa được cho phép kể từ 2013.
Tình hình đã thay đổi
Tuy nhiên, hiện nay một số nước trong khu vực đã cho phép sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư vào bất động sản nhiều hơn và quy trình phê chuẩn được đơn giản hơn.
Các công ty bảo hiểm ở châu Á đang phát triển chóng mặt, đặc biệt là trong năm năm qua, nhờ có sự thâm nhập của thị trường phương Tây kết hợp với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Quy mô của ngành bảo hiểm châu Á đã tăng 13% từ năm 2008 đến năm 2013.
CBRE dự đoán rằng sự gia tăng tài sản bảo hiểm kết hợp với sự nới lỏng về đạo luật sẽ giúp các nhà bảo hiểm châu Á tăng nguồn tài sản đầu tư vào ngành bất động sản từ 130 tỷ USD trong năm 2013 lên 205 tỉ USD vào năm 2018 , trong đó có 75 tỉ USD sẽ được đầu tư vào dòng chảy BĐS, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, việc nới lỏng đầu tư bất động sản giữa các công ty bảo hiểm đã tăng tốc trong hai năm qua với việc tăng đầu tư tối đa vào BĐS và cho phép tinh giản các thủ tục đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài.
Trung Quốc cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012 và tăng phân bổ tối đa trong bất động sản (cả trong nước và nước ngoài) từ 20% đến 30% tổng tài sản trong tháng 2 năm 2014.
Điều luật của Đài Loan đã cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư nước ngoài kể từ năm 2013 và được cho phép các công ty bảo hiểm sử dụng vốn vay cổ đông mua lại ở nước ngoài.
"CBRE dự kiến sẽ có sự gia tăng trong việc triển khai vốn cho bất động sản của công ty bảo hiểm châu Á sẽ tăng trưởng , song song với tổng quy mô tài sản của ngành trong năm năm tới. Nhìn về lâu dài,sự nới lỏng cho các công ty bảo hiểm châu Á sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư bất động sản toàn cầu của họ", Ada Choi, giám đốc cấp cao về nghiên cứu của CBRE cho biết.
>> Đâu là phân khúc "vàng" của BĐS thế giới?
Vương Nguyên