TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tín dụng BĐS có thể giảm đến 40.000 tỷ đồng nếu sửa Thông tư 36
"Dự thảo Thông tư sửa đổi với việc tăng hệ số rủi ro về các khoản phải đòi bất động sản từ 150% lên 250% nếu được thông qua sẽ có tác động đáng kể đến dư nợ tín dụng ở lĩnh vực BĐS. Ước tính dư nợ tín dụng ở lĩnh vực này sẽ giảm khoảng 40.000 tỷ đồng".
- 08-03-2016Sửa Thông tư 36 “không giảm tín dụng cho bất động sản”
- 08-03-2016Ai sẽ chịu thiệt nhất khi sửa đổi Thông tư 36?
- 07-03-2016Dự thảo sửa đổi thông tư 36 tạo cơ hội cho BĐS?
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Những ngày qua, thị trường bất động sản đang nóng lên sửa đổi thông tư 36. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã công bố dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.
Nếu thực sự thông tư 36 sửa đổi được ban hành thì tín dụng vào thị trường BĐS sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Xung quanh vấn đề này đã có nhiều quan điểm, ý kiến từ phía doanh nghiệp BĐS và các chuyên gia ngân hàng. Đa số đều cho rằng, nếu thông tư 36 sửa đổi được ban hành sẽ tác động xấu đến thị trường BĐS vừa mới ấm lên ở thời điểm hiện tại.
Trao đổi với chúng tôi chiều ngày 11/3, chuyên gia ngân hàng cho biết dự thảo sửa đổi thông tư 36 nếu được thông qua sẽ tác động đáng kể đến dư nợ trung và dài hạn.
"Nếu Dự thảo sửa Thông tư 36 buộc các ngân hàng phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40% thì dư nợ trung, dài hạn của các nhà băng buộc giảm xuống ít nhất từ 200.000 - 300.000 tỷ đồng. Phần lớn dư nợ này chủ yếu chảy vào bất động sản", ông Hiếu cho biết.
Ông Hiếu cũng phân tích thêm: "Dự thảo Thông tư sửa đổi với việc tăng hệ số rủi ro về các khoản phải đòi bất động sản từ 150% lên 250% nếu được thông qua sẽ có tác động đáng kể đến dư nợ tín dụng ở lĩnh vực này. Ước tính dư nợ tín dụng bất động sản sẽ giảm khoảng 40.000 tỷ đồng".
Tuy nhiên, theo ông Hiếu đây chỉ là những con số mang tính chất ước lượng còn con số thực tế thì còn tùy thuộc vào chính sách điều chỉnh cụ thể ở các ngân hàng.
Đứng ở phía doanh nghiệp BĐS, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Tập đoàn Cen Group lo lắng, thị trường BĐS sẽ gặp khó và có khả năng tăng giá trong thời gian tới nếu có biến động về chính sách tín dụng. “Đặc biệt với phân khúc cao cấp và hạng sang, chủ đầu tư nhiều dự án kiểu đó hiện nay đang vay vốn cực kỳ khủng với lãi suất cao, chắc chắn sẽ không trụ lâu được nếu không có thanh khoản tốt”.
Còn theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam thì tổng dư nợ tín dụng BĐS đang ở mức hợp lý, khoảng 360 đến 380 nghìn tỷ đồng trên tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng là khoảng 4 triệu nghìn tỷ. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng dưới 10% là hợp lý (mức thông thường cần phải áp dụng các biện pháp là khoảng 15%).
Ông Nam đánh giá, kênh vốn chủ yếu cho thị trường BĐS hiện nay là tín dụng ngân hàng. “Nếu Thông tư 36 được sửa như dự thảo, điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường BĐS mà còn tác động xấu đến cả nền kinh tế”, ông Nam nói.
Trong khi thị trường BĐS đang sôi "sùng sục" với những tác động nếu thông tư 36 được sửa đổi thì mới đây phát biểu tại Hội thảo "Triển vọng đầu tư 2016 - Sự trở lại của BĐS", diễn ra tại TP.HCM ngày 9/3, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định: " Chúng tôi đang xem xét cẩn thận để ban hành Thông tư 36 sửa đổi vào một thời điểm thích hợp".
Bà Hồng cũng nhấn mạnh rằng NHNN đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, mà trước hết là dự án dở dang trong lĩnh vực BĐS sẽ tăng trở lại.