Thích nghi là lối thoát duy nhất cho sinh viên mới ra trường muốn cứu vãn sự nghiệp hậu Covid-19: Thay đổi để tồn tại hoặc thất bại ngay từ trong trứng nước
Vì Covid-19, sinh viên mới ra trường sẽ khó tìm kiếm việc làm hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi cơ hội đều đóng sập trước mặt họ.
- 08-05-2020Chăm chỉ thôi chưa đủ, phải biết cách để làm việc thông minh: 6 kỹ năng ai cũng cần có để trở nên nổi bật ở mọi công việc!
- 08-05-2020Chuyện ông "thần tài" đi khắp Sài Gòn để bán vé số may mắn: "Có người nói tôi việc nhà không xong mà bày đặt đi giúp người nghèo"
- 07-05-2020Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
Vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường lao động, khóa sinh viên mới ra trường năm nay lại gặp phải cảnh kinh tế suy thoái vì dịch Covid-19. Các công việc dành cho người mới không thể làm tại nhà, họ còn phải cạnh tranh với những người bị cắt giảm nhưng có đầy đủ kinh nghiệm. Vì thế, họ phải tính toán lại cuộc chiến tìm việc làm của mình.
“Sợ hãi là một trong những nguồn động lực tuyệt vời và thất nghiệp thì đang tạo ra sự sợ hãi”, Tom Gimbel - CEO của công ty tuyển dụng LaSalle Network - cho biết. “Tôi nghĩ mọi thứ rồi sẽ ổn, nhưng các sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức cho đến khi các nhà khoa học tìm được vắc-xin và phương pháp điều trị cho Covid-19.”
Khi thị trường việc làm thay đổi, các sinh viên cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng và thích nghi theo.
Tìm hiểu những lĩnh vực mới
Một nghiên cứu trên trang tuyển dụng Monster cho thấy, những người tìm việc sẵn sàng chuyển hướng sang các ngành công nghiệp và các ngành phải tiếp xúc nhiều với con người.
“Bên cạnh những nghề bạn đã chọn, hãy xem xét các lĩnh vực thiết yếu khác như cơ sở vật chất, giao thông hoặc IT”, Brian Martucci - biên tập viên tài chính cho trang Money Crashers. “Để cải thiện cơ hội trúng tuyển, bạn nên tìm kiếm những cơ hội mình ít khi để ý trong quá khứ.”
Chấp nhận làm việc ở các vị trí tạm thời
Vào tháng 2, LaSalle Network đã khảo sát 2020 sinh viên mới tốt nghiệp, trong đó chỉ 25% sẵn sàng chấp nhận một vị trí tạm thời. Thế nhưng, đến tháng 4 thì con số này đã tăng lên 89%. Tuy không phải sinh viên mới ra trường nào cũng phải làm việc tạm thời, Gimbel cho biết những người sẵn sàng cho vị trí này sẽ có cơ hội để chứng tỏ bản thân.
“Với sinh viên tốt nghiệp từ các trường top đầu, đây giống như một cú tát thẳng vào mặt. Tuy nhiên, nó khiến sân chơi giữa các trường đại học trở nên công bằng”, ông nói. “Sinh viên đến từ các trường ít danh tiếng hơn sẽ có cơ hội làm việc với các công ty không mấy khi thuê họ. Những vị trí tạm thời này là phương tiện hữu hiệu nhất giúp bạn bước chân vào thị trường lao động”.
Tính toán thời điểm
Khi mới bắt đầu sự nghiệp, ai cũng cố gắng tìm kiếm sự ổn định. Thế nhưng, Gimbel khuyên rằng các sinh viên vừa tốt nghiệp nên chờ đến cuối tháng 5 hoặc khi nền kinh tế hoạt động trở lại.
“Một số công ty đưa ra những thông điệp trái ngược nhau”, ông nói. “Trong khi CEO muốn tuyển người, bộ phận nhân sự lại đang quá tải vì phải giải quyết các trường hợp xin việc lại, những nhân viên đang làm việc và quá trình cắt giảm quy mô. Hồ sơ xin việc của các sinh viên mới tốt nghiệp có thể bị thất lạc.”
Do đó, sinh viên nên chuẩn bị tâm lý rằng quá trình xin việc sẽ diễn ra khá lâu. Theo nền tảng tuyển dụng iCIMS, khóa sinh viên tốt nghiệp năm 2020 đã nộp khoảng 10 bộ hồ sơ trước khi đại dịch bùng phát, nhưng giờ con số đã tăng lên gấp đôi.
Chấp nhận lương thấp hơn kỳ vọng
Khảo sát tháng 4 của LaSalle Network chỉ ra, 92% sinh viên chấp nhận làm việc với mức lương khởi điểm thấp hơn kỳ vọng. Báo cáo của iCIMS cũng cho thấy, sinh viên tốt nghiệp năm nay tại Mỹ hy vọng sẽ kiếm được 48.781 USD/năm từ công việc đầu tiên.
“Các ứng viên có thể sẽ chấp nhận mức lương mà họ chưa từng nghĩ tới trước đây”, Martucci cho biết. “Những lời đề nghị làm việc sẽ không còn phụ thuộc quá nhiều vào trình độ học vấn. Chẳng hạn, người có bằng thạc sĩ cũng sẽ làm chung công việc với người có bằng cử nhân.”
Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để kết luận bạn có thể ứng tuyển vào vào mọi vị trí mình muốn. Martucci cảnh báo: “Điều này còn phụ thuộc vào ưu tiên của bạn. Không phải sinh nào mới tốt nghiệp cũng được ở với bố mẹ hoặc có thể chờ tới khi thế giới bình thường trở lại.”
Nên làm gì trong khi chờ đợi?
Trong lúc chờ đợi, hãy mở rộng mạng lưới quan hệ của mình. “Hãy nhắm tới các cựu sinh viên hoặc bạn bè lớn hơn bạn 2-3 tuổi và đang đi làm”, Gimbel khuyên. “Sau đó, hãy làm quen với bạn bè của bố mẹ hoặc bố mẹ của bạn bè bạn. Hãy xem kỹ các trang tuyển dụng và đến các công ty tư vấn việc làm. Đây chính là bước đầu tiên bạn phải làm”.
Martucci cho biết, sinh viên nên tận dụng các hội nhóm trên LinkedIn. “Chúng ta đang coi LinkedIn là một mạng lưới hai chiều”, ông nói. “Trước đây, đó chỉ là nơi để bạn đăng tải CV của mình. Giờ bạn có thể giúp đỡ cả những người cùng chung cảnh ngộ với mình, chẳng hạn giúp họ được các nhà tuyển dụng tiềm năng chú ý.”
Theo Martucci, mọi người đừng ngại việc quảng bá bản thân và phải cố gắng tiếp cận các cơ hội việc làm. “Bạn phải tích cực giới thiệu bản thân mình, Khi nhà tuyển dụng quay trở lại làm việc, tên tuổi bạn có thể sẽ ở vị trí cao hơn trong danh sách hay trí nhớ của họ. Hãy tiếp cận họ một cách lịch sự và khiêm tốn. Như thế thì tốt hơn là ngồi một chỗ và không làm gì.”
Đợt suy thoái lần này không giống như những đợt suy thoái khác; viễn cảnh việc làm và phương pháp tìm việc có thể sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. “Chúng ta đang ở trong một tình huống chưa từng có tiền lệ. Rõ ràng đây là đại dịch đầu tiên chúng ta trải qua”, Martucci nói. “Sinh viên mới ra trường đang phải tìm việc trong bối cảnh suy thoái. Do đó, họ cần phải sẵn sàng linh hoạt hơn.”
Thậm chí, những thách thức mà Covid-19 đem lại cho thị trường việc làm có thể biến thành lợi ích lâu dài cho sinh viên mới tốt nghiệp. Gimbel cho biết: “Chúng ta đã trải qua 10 năm tăng trưởng không ngừng, với một thị trường việc làm hết sức sôi động kể từ đợt suy thoái trước. Sinh viên mới ra trường nhẽ ra đã có cơ hội tiếp cận với những doanh nghiệp hàng đầu và tiềm năng. Đây chính là lúc để họ suy nghĩ lại và chấp nhận những vị trí khiêm tốn để có thêm nhiều cơ hội thăng tiến khác.”
(Theo Fast Company)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19