Thiết bị điện tử ảnh hưởng như thế nào đến khả năng kiểm soát cảm xúc ở trẻ?
Mọi người thường thấy một trận khóc nhè hay cơn nóng giận của trẻ có thể được “dập tắt” ngay khi xem điện thoại.
- 17-12-2022Loạt quán cà phê có không gian dành riêng cho trẻ em tại 2 đầu cầu Hà Nội và TP.HCM
- 15-12-2022Trẻ em trong gia đình có thu nhập cao và thấp, ai lạm dụng thiết bị điện tử nhiều hơn?
- 08-12-2022Bộ ảnh ngọt ngào và đáng suy ngẫm: Nhiếp ảnh gia đi khắp thế giới chụp lại ảnh trẻ em cùng món đồ chơi yêu thích nhất của chúng
- 01-12-20223 thí nghiệm tâm lý này đã hé lộ sự thật về cách trẻ em trưởng thành: Điều cuối khiến nhiều phụ huynh tỉnh ngộ!
- 22-11-2022Tổ chức UNICEF thống kê 2 căn bệnh gây tử vong nhiều nhất ở trẻ em trên toàn thế giới
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số để dỗ trẻ ngoan ngoãn hơn thường được nhiều phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc xoa dịu bằng cách này khiến trẻ không thể tự tiết chế cảm xúc của mình.
Theo nghiên cứu, việc thường xuyên dùng thiết bị điện tử để đánh lạc hướng trẻ khỏi những hành vi gây rối có liên quan đến tình trạng rối loạn cảm xúc ở họ ngày càng gia tăng. Đặc biệt là các bé trai, những người thường phải “vật lộn” để kiềm chế cảm xúc thất thường.
Vậy, chúng ta phải xử lý như thế nào?
Thay vì sử dụng phương pháp tức thì nhưng không hiệu quả, tiến sĩ Radesky khuyên bạn nên coi những cơn giận dữ, rối loạn cảm xúc đó là cơ hội để dạy trẻ cách cư xử đúng mực. Đây có thể là một phương pháp hữu ích cho những người chăm sóc giúp trẻ cảm nhận và nhận định được cảm xúc của mình như thế nào.
(Ảnh: Adobe Stock)
Nhưng đôi khi dạy trẻ kiềm chế cảm xúc rất khó ở độ tuổi còn quá nhỏ. Đối với trường hợp này, Radesky khuyến nghị phụ huynh nên sử dụng màu sắc để nói về cảm xúc.
Trong đó, bình tĩnh và hài lòng có thể biểu thị bằng màu xanh lá. Lo lắng và kích động là màu vàng và buồn bã, tức giận là màu đỏ. Bên cạnh đó, mọi người hãy thử kết hợp sử dụng khuôn mặt để tăng độ nhận diện biểu thị trạng thái cảm xúc.
Lời khuyên dành cho phụ huynh
Tiến sĩ Radesky nói rằng quá trình nuôi dạy trẻ hao tốn rất nhiều công sức và không hề dễ dàng, nhưng phụ huynh đừng bao giờ sợ hãi và nản chí. Thậm chí có khi bạn bất lực và chỉ chờ cho thời kỳ khủng hoảng của con qua đi.
Điều thực sự quan trọng là những đứa trẻ thấy rằng ba mẹ của chúng đã và đang cố gắng thấu hiểu và tìm cách để giúp chúng trở nên tốt hơn. Mọi người hãy cảm thông cho các bậc cha mẹ, bởi vì nuôi dạy con cái là một nhiệm vụ không hề dễ dàng và đôi khi quá sức đối với họ.
VTV