MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thiết kế lại cuộc chơi thu hút FDI

Thời điểm phải giải bài toán thuế tối thiểu toàn cầu với khu vực FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) đến gần. Điều này tạo thách thức, nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam rà soát, thay đổi chính sách thu hút FDI, nâng cao năng lực quản lý thuế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

Đó là nội dung chính các ý kiến trao đổi của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến FDI tại Việt Nam” ngày 18/8, do Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) tổ chức.

Với thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu 15% do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng điều chỉnh phải nộp phần thuế bổ sung về quốc gia của công ty mẹ. PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng EUB phân tích, điều này sẽ chấm dứt cuộc cạnh tranh xuống đáy về lãi suất, nhằm thu hút FDI của nhiều quốc gia. Theo Tổng cục Thuế, khoảng 120 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng, nếu thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ năm 2024.

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp ở Bắc Giang. Ảnh: Nguyễn Thắng.

Các nước đã có phản ứng trong việc thực thi chính sách này, đặc biệt là khối chủ yếu nhận FDI. Ấn Độ hỗ trợ chi phí sản xuất công nghệ cao bằng tiền, khoảng 130 USD với mỗi chiếc điện thoại. Nội các Thái Lan đã phê duyệt các biện pháp hỗ trợ thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu, dự kiến sẽ xây dựng một gói pháp lý chính sách.

Tại Việt Nam, Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt về thuế tối thiểu toàn cầu để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan. Tuy nhiên, theo bà Thu, việc triển khai chính sách vẫn còn ở giai đoạn đầu. “Khi ưu đãi thuế không còn, các nhà đầu tư chuyển sự quan tâm đến lợi thế về hạ tầng, chi phí nhân công, hỗ trợ của Chính Phủ, chính sách pháp luật bảo vệ, thủ tục hành chính đơn giản, các chính sách ưu đãi mới”, bà Thu cho biết. Theo đó, Phó Hiệu trưởng EUB cho rằng, Việt Nam cần phân tích toàn diện tác động và nên xây dựng một gói pháp lý chính sách để thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiến nghị, cần có chính sách biện pháp ứng xử phù hợp với 2 nhóm nhà đầu tư, đang và sẽ vào Việt Nam; có thể áp dụng một số chính sách hỗ trợ về tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng. Thay vì tiếp tục áp dụng các ưu đãi thuế, Việt Nam cần rà soát và thay đổi chính sách thu hút FDI, khẩn trương ưu tiên kiện toàn và nâng cao năng lực công tác quản lý thuế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.

“Cần quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ vướng trong quy định phòng cháy chữa cháy, giải quyết các vấn đề về nhà ở xã hội quanh khu công nghiệp, nâng cao chất lượng nhân công”, ông Lực để xuất.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất xây dựng nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư. Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp công nghệ cao, có dự án ứng dụng công nghệ cao, quy mô vốn trên 12.000 tỷ đồng, hoặc doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm...

Theo Việt Linh

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên