Thợ máy vạch trần: Quan điểm ô tô bị trượt bánh khi leo dốc do quá khỏe là lầm to
Việc bánh xe bị trượt khi leo dốc thường bị quy chụp là do xe quá khỏe, lực kéo lớn. Tuy nhiên, liệu nhận định này có thực sự chính xác?
- 14-06-2024Sức mạnh của Trung Quốc: Trợ cấp toàn chuỗi cung ứng xe điện, bị châu Âu áp thuế nhập khẩu thì chuyển sang sản xuất ô tô ‘made in EU’, sắp chiếm lĩnh thị trường
- 13-06-2024Honda trình làng ô tô điện mini đầu tiên: Sạc nhanh 30 phút, giá khởi điểm dưới 400 triệu đồng nhưng sẽ không đối đầu Wuling Mini EV
- 13-06-2024Việt Nam tiến tới mục tiêu xuất khẩu 90.000 ô tô và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035
Trong quá trình vận hành, xe ô tô khi leo dốc cần một lực kéo và mô-men xoắn lớn, đòi hỏi động cơ phải hoạt động ở vòng tua cao hơn và hộp số được cài ở cấp số thấp. Ngoài ra, khả năng bám đường tốt cũng đóng vai trò quan trọng, giúp bánh xe bám chắc vào mặt đường và tạo lực đẩy cho xe di chuyển. Để duy trì lực bám tốt, người lái cần kiểm soát tốc độ quay của bánh xe bằng cách giảm vòng tua máy hoặc điều chỉnh chân ga một cách nhẹ nhàng.
Ở chiều ngược lại, ô tô bị trượt bánh thường xảy ra khi người lái đạp ga quá mạnh trong lúc xe đang tăng tốc khiến bánh xe bị trượt và quay nhanh hơn tốc độ di chuyển bình thường.
Căn cứ vào hiện tượng này, có ý kiến cho rằng xe có sức mạnh lớn thường dễ bị trượt. Thực hư nhận định này như thế nào?
Ông Muchlis, chủ sở hữu Gara Auto Service Sukoharjo, chuyên sửa chữa xe Toyota và Mitsubishi, nói với Kompas, tờ báo tin tức hàng đầu ở Indonesia, khi ô tô bị trượt bánh đòi hỏi người lái phải điều chỉnh chân ga hợp lý để duy trì lực bám đường.
"Có thể hiểu là người lái cần phải "hãm" hoặc "giữ" lại một phần sức mạnh của xe để bánh xe không quay quá nhanh, đảm bảo lực bám đường tốt. Nếu tăng ga đột ngột, bánh xe sẽ bị trượt do vòng quay quá nhanh", ông cho biết.
Ông Muchlis thừa nhận xe có công suất lớn có thể dẫn đến giảm lực bám đường, do đó, khi ô tô bị trượt bánh, có thể hiểu là lực kéo của xe đang lớn hơn lực bám.
"Tuy nhiên, điều này không thể được sử dụng để so sánh giữa các dòng xe với nhau. Ví dụ, nếu xe A dễ bị trượt bánh khi leo dốc, không có nghĩa là xe B, vốn bám đường tốt hơn, lại có công suất yếu hơn xe A", ông Muchlis nhận định.
Để xác định chính xác công suất của một chiếc xe, cần phải thực hiện các bài kiểm tra chuyên nghiệp. Kết quả của bài kiểm tra này mới là thước đo khách quan để so sánh sức mạnh giữa các dòng xe với nhau.
Hay nói cách khác, việc ô tô dễ trượt bánh khi leo dốc không thể được xem là minh chứng cho thấy chiếc xe đó sở hữu sức mạnh vượt trội hơn so với những chiếc xe khác. Do đó, những người muốn tìm mua một chiếc xe có độ bám đường tốt khi leo dốc không thể chỉ căn cứ vào công suất của xe.
Đời sống & pháp luật