Thoả thuận "ngừng bắn" vừa thông qua, Mỹ và Trung Quốc lại mâu thuẫn
Các bài đăng của truyền thông Trung Quốc và người phát ngôn của Nhà Trắng đều có nhiều nội dung không giống nhau.
- 03-12-2018Trump: Đình chiến thương mại với Trung Quốc là ‘thỏa thuận không thể tin nổi’
- 03-12-2018Chiến tranh thương mại hạ nhiệt, chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ đều tăng mạnh
- 03-12-2018Chứng khoán châu Á phi mã, Dow Jones futures tăng hơn 400 điểm nhờ "ngừng bắn" chiến tranh thương mại
Trong khi Mỹ và Trung Quốc đều cho biết cuộc họp vào cuối tuần vừa rồi diễn ra rất thành công, nhiều phương tiện truyền thông quốc gia Trung Quốc lại bỏ qua chi tiết điều kiện trong 90 ngày để bên đi đến thống nhất về các vấn đề như chuyển giao công nghệ.
Ở những tuyên bố sau cuộc họp, rõ ràng rằng sẽ có những hy vọng về các cuộc họp song phương, thì lại có một loạt sự khác biệt giữa việc đưa tin về vấn đề này giữa truyền thông Trung Quốc và Mỹ. Phía Mỹ thì cho hay con đường đi đến các cuộc đàm phán vẫn còn nhiều thách thức.
Một điểm khác biệt rõ ràng nữa là lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Wang Yi - nói hai nước sẽ cùng thực hiện để loại bỏ thuế quan. Trái lại, tuyên bố của người phát ngôn Nhà Trắng lại nói rằng thoả thuận không hề có chi tiết trên.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về việc này.
Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị G-20, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận bình đã đồng ý với thoả thuận không tăng mức thuế quan từ 10% lên 25% vào tháng 1 năm tới.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là ông Tập và ông Trump phải tìm ra giải pháp đối với "việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ tài sản trí tuệ, rào cản phi thuế quan, xâm nhập và trộm cắp không gian mạng, dịch vụ và nông nghiệp." trong vòng 90 ngày, theo tuyên bố của người phát ngôn Nhà Trắng. Các nhà lãnh đạo sẽ có thời gian từ nay đến đầu tháng 3 để tìm cách không gia tăng thuế quan.
Song, tuyên bố chính thức từ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Wang Yi về cuộc gặp này đã không nhắc đến việc chuyển giao công nghệ hay điều kiện 90 ngày. Khung thời gian và chi tiết của các vấn đề xảy ra bất đồng không có trong bài đăng trực tuyến của Tân Hoa Xã và People's Daily.
Các bài báo đã lưu ý rằng Mỹ và Trung Quốc đồng ý giải quyết theo hướng cùng có lợi và chỉ ra rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường mua các loại hàng hoá của Mỹ. Các phương tiện truyền thông nhà nước cũng cho biết hai bên sẽ cùng thảo luận về vấn đề phi hạt nhân của Triều Tiên. Tờ báo cũng cho biết ông Trump đã không từ bỏ "Chính sách một Trung Quốc" về Đài Loan - chi tiết này không được tuyên bố của Nhà Trắng nhắc đến.
Hơn nữa, tối hôm Chủ Nhật, ông Trump đã đăng trên Twitter và nói rằng "Trung Quốc đã đồng ý giảm và loại bỏ thuế quan cho xe hơi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, mức thuế hiện tại là 40%." Tuy nhiên, trong các tuyên bố của Trung Quốc, nội dung này cũng không hề xuất hiện.
Thêm vào đó, ông Wang Yi và một số tờ báo cũng thảo luận về việc Trung Quốc sẽ tiến tới kiểm soát thuốc fentany (thuốc giảm đau), một chất liên quan đến cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có tính gây nghiện (nhóm opioid) ở Mỹ.
Lại một lần nữa, nội dung trên không nằm trong đoạn thứ hai trong tuyên bố của Nhà Trắng. Đoạn này có viết: "Chủ tịch Tập, với cử chỉ nhân đạo tuyệt vời, đã đồng ý với việc kiểm soát chất Fentanyl, có nghĩa là người bán Fentanyl cho Mỹ sẽ nhận được mức phạt nặng nhất theo luật pháp Trung Quốc."
Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc không đề cập đến tuyên bố của Nhà Trắng rằng "ông Tập cũng tuyên bố rằng ông đã đi đến việc thông qua thương vụ Qualcomm - NXP mà trước đây chưa được phê duyệt."
Dẫu vậy, các bài xã luận bằng tiếng Anh trong Global Times đã lưu ý rằng điều kiện 90 ngày đó và những đoạn đề cập đến khung thời gian đều được nhắc đến trong các bản báo cáo bằng tiếng Trung và thảo luận qua truyền thông.
Một vấn đề nữa đó là, người dùng của WeChat không thể chia sẻ một phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh của tuyên bố từ Nhà Trắng đằng trên tài khoản WeChat chính thức của Đại sứ quán Mỹ. Trong khi đó, bài đăng của các đại sứ quán khác vẫn có thể chia sẻ một cách bình thường.
Tencent, công ty của WeChat, hiện chưa đưa ra bình luận về vụ việc.