Bầu cử Quốc hội 2016: "Còn nhiều vấn đề nóng, Quốc hội chưa với tới..."
“Mong muốn lớn nhất của tôi nếu nói về đổi mới hoạt động của QH thì nên đổi mới đầu vào. Phải có cơ cấu của một QH trong đó có đại diện của nhân dân nhiều hơn, thật sự hơn”, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
- 26-02-2016Bảng dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội khóa 14 của 63 tỉnh thành
- 26-02-2016Ông Vũ Mão nói về “khoảng trống” trong hoạt động Quốc hội
- 25-02-2016Chủ tịch WB: Hàn Quốc quê tôi cũng như Việt Nam, từng bị cho là không có cơ hội phát triển
- 25-02-2016Quốc hội dành ít nhất 3 ngày bàn về nhân sự
- 24-02-2016Yêu cầu trình Luật Biểu tình tại Kỳ họp thứ XI của Quốc hội
Quốc hội (QH) khóa XIII đang ở những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ. Hiện cả nước đang tích cực chuẩn bị để bầu cử QH khóa XIV. Góp thêm tiếng nói để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV diễn ra tốt đẹp, chất lượng, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về những điểm cần đổi mới trong công việc bầu cử QH hiện nay.
- Ông đánh giá thế nào về hoạt động của QH trong những năm vừa qua?
Ông Trần Quốc Thuận: Quốc hội trong những năm vừa qua, lùi về thời gian của những năm về trước thì nhiệm kỳ khóa sau so với khóa trước hoạt động có mặt tích cực hơn. Đại biểu chuyên trách nhiều hơn, xu thế đổi mới dân chủ nhiều hơn. Đảng cũng tạo điều kiện cho hoạt động của QH ngày càng mở rộng và dân chủ hơn.
Về mặt dư luận, người dân cũng rất hoan nghênh các cuộc trả lời chất vấn của QH trong thời gian vừa qua. Tại các cuộc họp của QH gần đây nhất, việc chất vấn và trả lời chất vấn đã gần như toàn diện. Tại cuộc chất vấn “đụng” đến Bộ trưởng nào thì Bộ trưởng đó phải trả lời. Cách chất vấn đó cũng hao hao giống mô hình các nước có truyền thống dân chủ ở nước ngoài và đó là đòi hỏi của xã hội và Quốc hội đã đáp ứng được.
Tôi cho rằng đánh giá cao nhất là tại Đại hội Đảng lần thứ 12 vừa qua, có lẽ là lần đầu tiên nhân sự của Quốc hội gần như trúng cử 100%. 3 ứng cử nữ đều trúng cử, những người tái cử cũng trúng hết. Đó là đánh giá đồng bộ của dư luận, nhân dân và của Đảng. Vì thế tôi cho rằng, QH khóa tới sẽ có điều kiện để phát huy, phát triển nhiều hơn.
- Ông vừa cho rằng, hoạt động của QH trong những năm vừa qua đã dân chủ hơn trước. Ông có thể nói rõ hơn là đã dân chủ hơn trong những mặt hoạt động nào?
Đánh giá gọi là dân chủ hơn trước là QH đã mở rộng hoạt động tích cực theo đúng quy định của Hiến pháp quy định đối với tổ chức và hoạt động của QH tốt hơn. Nói vậy nó chính xác hơn.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức QH thì “QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” cũng thực hiện được quyền lực cao nhất và đại biểu cao nhất đó. Việc đã thực hiện được đầy đủ những cái đó là tốt.
Tuy nhiên, có những vấn đề nóng bỏng, QH cũng chưa "với tới" như: vấn đề ở Biển Đông, Giàn khoan HD 981 hay bài phát biểu của Tập Cận Bình trong QH thì thái độ của các ĐBQH biểu lộ cũng chưa rõ ràng. Ở một chừng mực người ta đòi hỏi QH phải lên tiếng một cách “nóng” nhất, “cao quý nhất” liên quan đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ… thì ĐBQH có phát biểu nhưng liều lượng chưa đủ và QH cũng chưa có một nghị quyết nào về vấn đề này.
- Ngoài những mặt chưa được trên còn những mặt nào cần tiếp tục đổi mới tiếp trong hoạt động của QH trong thời gian tới, thưa ông?
Mong muốn lớn nhất của tôi nếu nói về đổi mới hoạt động của QH thì nên đổi mới đầu vào. Phải có cơ cấu của một QH trong đó có đại diện của nhân dân nhiều hơn, đại diện thật sự hơn.
Nói một cách cụ thể thì phải làm sao để trong QH có một tỷ lệ nhất định là những người tự ứng cử (những nhân sỹ, trí thức...) vào QH để họ có tiếng nói độc lập và nghe được tiếng nói phản ảnh thật sự phản biện hơn.
Với kiến nghị đó, tôi đề nghị trong điều kiện Việt Nam thì nên mở ra từng bước. Tuy nhiên, tôi mong khóa này, làm sao đại biểu tự ứng cử trúng cử từ 5-10% (5% có nghĩa là 25 người, 10% có nghĩa là 50 người).
Tôi mong rằng chỉ cần cỡ như thế thôi đó là những nhân sỹ, trí thức những người có trình độ, họ sẽ có những tiếng nói phản biện cần thiết, một tiếng nói khác và một góc nhìn khác.
Còn ĐBQH mà trên 97% là Đảng viên thì rõ ràng tiếng nói cũng tốt, cũng phát huy được nhưng người ta cũng cảm thấy rằng nó chưa phản ánh đầy đủ những ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở một góc nhìn khác.
Còn nữa...
Infonet