MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu chất vấn khó Bộ trưởng Hà Hùng Cường về vụ Huyền Như, các đại án tham nhũng

12-06-2014 - 11:05 AM | Xã hội

Bộ đã trình và được Chính phủ đồng tình cho nghiên cứu bổ sung vào bộ Luật hình sự sửa đổi sắp tới truy tố pháp nhân, cụ thể các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhất là trong rửa tiền.

Chiều ngày 11/06/2014, Đỗ Văn Đương – Tp. Hồ Chí Minh đã chất vấn khó Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường về thu hồi tài sản trong các đại án tham nhũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lẽ ra phải thu hồi đủ đã đi đâu? Phải chăng cứ đi tù là xong?  

Theo đại biểu Đương, ngành đã đưa ra truy tố xét xử rất nhiều đại án về kinh tế tham nhũng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho đất nước và cho nhân dân. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản ở các vụ án chỉ chiếm phần nhỏ. Đơn cử như vụ Huyền Như đã lừa tới 4.000 tỷ nhưng thu hồi tài sản trong vụ án này tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm phần nhỏ, chỉ khoảng dưới 10%. Câu hỏi đặt ra là phần lớn tài sản cần thu hồi đi đâu? phải chăng cứ đi tù rồi xong?

Đại biểu cũng hỏi thêm, dưới góc độ là thi hành án dân sự trong vụ án hình sự Huyền Như, Bộ trưởng có giải pháp gì để kết nối giữa công tác điều tra, truy tố xét xử với công tác thu hồi tài sản cho nhà nước và cho công dân.

Sáng ngày 12/06/2014, tiếp tục phần chất vấn và trả lời chất vấn, trả lởi chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường cho biết:

Mỗi khi tòa án thi hành án tham nhũng, nhân dân phấn khởi nhưng “anh em” trong ngành rất lo. Nguyên nhân chủ yếu là nước ta chưa có hệ thống đăng ký tài sản một cách tập trung thống nhất bài bản và minh bạch. Bất động sản, động sản đều như vậy. Việc thanh toán, chi trả qua thẻ tín dụng là chưa nghiêm mặc dù có luật pháp.

Có sự cắt khúc rất nghiêm trọng trong tố tụng hình sự hiện nay. Điều tra một khúc, truy tố một khúc, đưa ra tòa một khúc, đặc biệt thi hành án dân sự lại bị tách rời khỏi quyền lực của  cơ quan hành pháp là Tòa án.

Cũng có lí do thuộc về trách nhiệm của các thành viên chưa làm hết trách nhiệm xác minh tài sản thi hành án và cũng có lý do thi hành án theo luật trong nhiều trường phải theo đơn yêu cầu mới thi hành. Chẳng hạn như vụ Vinashin, tất cả những gì thuộc về án chủ động đã thi hành xong, còn việc bồi thường lại cho các doanh nghiệp là “con cháu” của Vinashin phải có yêu cầu của “con cháu” Vinashin. Điều này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ Giao thông Vận tải đã vào cuộc nhưng cho đến nay,  con cháu Vinashin không buộc ông Vinashin phải trả số tiền đó. Số tiền không ít.

Tất cả những điều này đang được nghiên cứu để làm sao cùng với Hiến pháp mới chúng ta hoàn thiện thể chế như đại biểu đã gợi ý – nối giữa công tác điều tra, truy tố xét xử với công tác thu hồi tài sản cho nhà nước và cho công dân , trong đó có kết nối, liên thông giữa hoạt động cơ quan thi hành án dân sự với các khâu từ đầu – điều tra, truy tố xét xử, nhất là áp dụng biện pháp khẩn cấp kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, tài .Chính phủ đã báo cáo để kết nối hoạt động của tòa án với thi hành án dân sự.

Về chính sách hình sự đối với tội tham nhũng có gì thay đổi trong bộ luật hình sự sửa đổi tới đây? Định hướng liên quan tội tham nhũng, ban soạn thảo đã cho ý kiến, ban Nội chính Trung ương đã làm việc trực tiếp với Bộ Tư pháp theo hướng bổ sung một số tội tham nhũng, nội luật hóa một số quy định của công ước quốc tế  như tội làm giàu bất hợp pháp – tức không chứng minh được nguồn tài sản, nguồn gốc để giàu có sẽ bị truy tố; kê khai tài sản gian dối; tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân.

Đồng thời "chúng tôi đã trình Chính phủ và Chính phủ đã đồng tình cho nghiên cứu để quay trở lại có thể bổ sung vào bộ Luật hình sự sửa đổi sắp tới truy tố pháp nhân, cụ thể các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhất là trong rửa tiền."


>>> Bộ trưởng Tư pháp trả lời chất vấn về "lợi ích nhóm"
Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên