MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dưới “con mắt ngoại”...

27-01-2014 - 08:46 AM | Xã hội

Tại nhiều diễn đàn kinh tế, các chuyên gia kinh tế đã và đang ra sức phân tích, dự báo về những con số mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam 2014, thật khó phân định đúng sai, sai số nhiều hay ít...

Gần đây, một tờ báo kinh tế đã có một cuộc khảo sát về bội chi ngân sách năm 2014 với 11 chuyên gia kinh tế và 5 doanh nhân. Có chuyên gia quan ngại, tăng bội chi ngân sách, Chính phủ sẽ phải vay nợ nhiều hơn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tiềm ẩn rủi ro... 

Nhưng cũng có chuyên gia khẳng định, hiện nay tổng cầu vẫn đang yếu, đầu tư xã hội giảm, doanh nghiệp vẫn nằm trong “vùng xoáy” khó khăn..., vì vậy, tăng bội chi để tăng chi đầu tư từ ngân sách nhà nước, kể cả trái phiếu Chính phủ, cho các dự án trọng điểm sẽ tạo sức lan tỏa lớn tới nền kinh tế, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng tích lũy, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội... Chung quy mọi phân tích đều xoay quanh chữ “nợ”.

Còn dưới “con mắt” các tổ chức nước ngoài, kinh tế Việt Nam ra sao?

Tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014: Đối phó với việc bình thường hóa chính sách tại các nước thu nhập cao” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 21/1, đại diện WB dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ổn định ở mức 5,4- 5,5% trong các năm từ 2014-2016. 

Việt Nam đang chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm vượt qua khó khăn, hướng tới tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Thách thức lớn nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng...

Mới đây, ngày 23/1, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đưa ra thông báo mới nhất cập nhật mức xếp hạng của Việt Nam. Fitch giữ nguyên xếp hạng phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức “B+”. Triển vọng phát hành nợ dài hạn (IDR) được nâng từ mức ổn định lên tích cực.

Xếp hạng của Fitch phản ánh những nhận định tích cực về kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế bắt đầu hồi phục sau giai đoạn khó khăn với những chính sách “thắt lưng buộc bụng” thực thi từ năm 2011. GDP thực tăng trưởng 5,4% trong năm 2013. 

Lực cầu ở cả trong và ngoài nước được cải thiện. Đáng chú ý, dòng vốn FDI mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ khu vực sản xuất và xuất khẩu... Theo Fitch, thứ hạng của Việt Nam có thể được nâng lên nếu khu vực ngân hàng có tiến bộ đáng kể, công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, được đẩy mạnh.

Nếu “con mắt ngoại” soi đúng, kinh tế Việt Nam năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ có nhiều “màu hồng” lạc quan, đặc biệt khi chúng ta nỗ lực và quyết tâm vượt qua mọi thách thức!

Theo Trần Phương

cucpth

Báo công thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên