MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Họp Quốc hội] Người có 2/3 phiếu tín nhiệm thấp được từ chức

22-10-2014 - 20:27 PM | Xã hội

Hôm nay 22/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

Cho ý kiến về quy định lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu (ĐB) Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm…

“Thực tế, về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận. Khi đó họ muốn tránh tâm lý nặng nề. Khi kết quả 2/3 tín nhiệm thấp thì Quốc hội không cần phải bỏ phiếu tín nhiệm một lần nữa”, ông Tám nói.

ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đặt vấn đề, dự thảo luật quy định, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hộibầu hoặc phê chuẩn khi có ý kiến bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số ĐBQH; có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. Vậy ĐB có quyền vận động các ĐB khác, tập hợp chữ ký để thực hiện quyền này không? Trình tự thủ tục như thế nào? Bao nhiêu phần trăm ý kiến của các thành viên của Ủy ban Quốc hội, Hội đồng dân tộc thì được coi là kiến nghị của Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc.

“Đây là vấn đề quan trọng nhưng dự thảo luật chưa quy định cụ thể. Tôi cho rằng cần nghiên cứu cụ thể để ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mình”, ĐB Tiến Sinh nói.

ĐB Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) đề nghị, cần quy định rõ trường hợp nào được kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm để bảo đảm tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của ĐBQH.

Dự thảo luật trình ra Quốc hội kỳ này đã bổ sung một điều quy định về lấy phiếu tín nhiệm, trong đó quy định về đối tượng lấy phiếu, hệ quả của việc lấy phiếu. Còn thời điểm, thời hạn, trình tự lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định cụ thể trong văn bản khác.

Theo đó, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UBTVQH; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì UBTVQH báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.



Theo Xuân Thu - Đào Tuấn
Lao động


Dòng sự kiện KỲ HỌP THỨ 8 - QUỐC HỘI KHÓA XIII

 

NGÀY 22/10

>> Khó khăn kinh tế đang gây khó cải cách tiền lương

 

>>> Kiểm toán kiến nghị xử lý tài chính hơn 21.336 tỷ đồng


>>>Nhất trí lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội


>>>41% vụ việc khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần



NGÀY 21/10

>>> Chính phủ cần quyết liệt hơn với tình trạng nợ bảo hiểm xã hội


>>>Đề án đổi mới sách giáo khoa: Không phải kinh phí thấp thì Quốc hội sẽ thông qua


>>>Bộ trưởng Thăng nói về “siêu dự án” sân bay Long Thành


>>>Sáng 21/10: Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội


>>>Xử lý nợ xấu: “Ông chủ ngân hàng đã bán ô tô chưa?”


>>>Cán bộ là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng


>>>"Không thể dùng cơ chế để thay thị trường giải quyết nợ xấu"


>>> “Cần tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc bằng công cụ tài chính”


>>>“Việc điều hành lãi suất không hướng về nền kinh tế”


>>>Chưa bổ sung game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB


>>>Đại biểu Quốc hội băn khoăn về khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

 




hangnt

Theo Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên