Thủ đô mới của Indonesia và tầm nhìn “Thành phố 10 phút”
Việc xây dựng thủ đô mới Nusantara xanh, thông minh và bền vững là điều được ưu tiên trong kế hoạch xây dựng của chính phủ Indonesia. Tầm nhìn của họ là “Thành phố 10 phút”.
- 22-09-2023Loại tiếng Anh khỏi điều kiện xét tốt nghiệp, một trường đại học Trung Quốc khiến cõi mạng dậy sóng: Sẽ đến lượt người nước ngoài học tiếng Trung?
- 22-09-2023Từ chủ lực về con số 0 tròn trĩnh, Trung Quốc cấm xuất khẩu 2 khoáng sản quan trọng đẩy ngành bán dẫn toàn cầu vào thế khó
- 22-09-2023“Con hổ” Đông Nam Á vượt hàng loạt siêu cường từ Á đến Âu, đạt thành tích mới dẫn đầu thế giới
Thủ đô mới của Indonesia và tầm nhìn “Thành phố 10 phút” là những phương hướng cụ thể của Indonesia trong bối cảnh các thành phố trên khắp thế giới phải đối mặt với thách thức dân số tăng nhanh, nhu cầu về giao thông công cộng hiệu quả, giá cả phải chăng và bền vững đang là một nhu cầu cấp thiết.
Các bước đi cụ thể hướng tới “thành phố 10 phút”
Một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, giá cả phải chăng và bền vững đang là một nhu cầu cấp thiết đối với nhiều thành phố lớn trên thế giới. Đây cũng là một vấn đề đau đầu đối với thủ đô Jakarta của Indonesia hiện nay khi vấn đề giao thông và ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện bất chấp những nỗ lực của chính quyền địa phương. Do đó việc xây dựng thủ đô mới Nusantara xanh, thông minh và bền vững là điều được ưu tiên trong kế hoạch xây dựng.
Với tầm nhìn hướng tới tương lai và cam kết phát triển giao thông công cộng bền vững, hiệu quả, Nusantara được kỳ vọng sẽ là một thành phố kiểu mẫu. Khái niệm thành phố 10 phút được đề cập đó là di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác trong thành phố hết 10 phút hay trong tuyên bố mới nhất của người đứng đầu thành phố là “giao thông 10 phút” cũng bao gồm việc tiếp cận với các địa điểm dịch vụ công cộng, bao gồm phương tiện giao thông công cộng, trong khoảng 10 phút đi bộ từ nơi bạn sinh sống. Điều đó có nghĩa là các cơ sở hạ tầng dịch vụ sẽ luôn sẵn có trong khu vực để bạn sử dụng. Mục tiêu là làm cho giao thông công cộng dễ tiếp cận hơn, thuận tiện hơn và do đó hấp dẫn hơn đối với người dân, khuyến khích người dân không sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm.
Để hiện thực hóa mục tiêu này trong tuần qua chính quyền thành phố đã thông báo xe buýt và hệ thống xe buýt nhanh (BRT) sẽ là phương thức giao thông công cộng đầu tiên ở Nusantara vào năm tới và Hệ thống BRT sẽ là phương thức vận tải công cộng chính ở Nusantara. BRT là hệ thống vận tải công cộng mang lại khả năng di chuyển nhanh chóng, thoải mái và giá cả phải chăng trong các khu vực thành thị. Hệ điều hành, công nghệ, tuyến dịch vụ và vị trí điểm dừng xe buýt cũng sẽ được quy định dựa trên tính toán về nhu cầu vận tải và phạm vi vận chuyển. Tất nhiên khi dân số Nusantara ngày càng tăng, chính quyền thành phố cũng sẽ cân nhắc sang vận tải đường sắt và giao thông công cộng sẽ được cung cấp và phát triển phù hợp với sự gia tăng dân số.
Theo chính quyền thành phố, sự ra đời của hệ thống BRT và áp dụng nguyên tắc “thành phố 10 phút” báo hiệu một kỷ nguyên mới trong giao thông công cộng- một kỷ nguyên không chỉ đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng mà còn góp phần tạo ra một tương lai xanh và bền vững hơn.
Khó khăn, thách thức khi hướng tới “thành phố 10 phút”
Để đánh giá các thách thức trước tiên hãy xem lại tầm nhìn xây dựng thủ đô mới với tổng diện tích của Nusantara khoảng 256.000 ha, lớn hơn khoảng 3,5 lần so với Singapore. Một “Megacity” thu nhỏ giữa rừng với 20% nguồn tài trợ đến từ nhà nước, phần còn lại sẽ là đầu tư nước ngoài.
Với một quy mô thành phố tham vọng như vậy không chỉ lớn về chi phí và qui mô, mà còn liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế và đầu tư. Hiện cũng có nhiều lo ngại về tiến độ triển khai cũng như ngân sách để thực hiện xây dựng thành phố, mặc dù Tổng thống Jokowi đang nỗ lực kêu gọi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng thành phố.
Nusantara có mục tiêu sẽ là thành phố đầu tiên ở Indonesia áp dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2045. Rõ ràng một thành phố hoàn toàn mới áp dụng năng lượng tái tạo sẽ dễ dàng hơn so với các thành phố cũ đang cố gắng chuyển sang hướng sử dụng năng lượng sạch. Mọi cơ sở hạ tầng mới và mọi đại lộ mới sẽ trung hòa carbon ngay từ đầu và xe điện được tăng cường sử dụng trong hệ thống giao thông. Tuy nhiên cũng phải nói rằng ngành công nghiệp than chiếm khoảng 35% GDP của Đông Kalimantan và sử dụng gần 9% dân số của vùng này. Một thủ đô có lượng khí thải bằng 0 có thể lấy đi sinh kế của các công nhân khai thác than ở Kalimantan. Đây cũng là một câu hỏi cần phải giải quyết. Ngoài ra, Dự án tham vọng này cũng đang phải đối mặt với một số hạn chế, với những lo ngại về tác động đến hệ động thực vật, môi trường trong khu vực.
Kể cả những vấn đề này được giải quyết nhưng với một thành phố mới được xây dựng, để hoàn thiện ngay các quy hoạch giao thông tổng thể sẽ khó tính đến các bất cập mới xuất hiện như quy mô dân số tăng hay cơ sở hạ tầng kết nối. Do đó đến thời điểm này, không chỉ việc xây dựng hạ tầng giao thông mà việc hoàn thiện thủ đô theo đúng kế hoạch vào năm 2045 cũng đang là một bài toán nan giải đối với chính phủ Indonesia.
Bảo đảm sẵn sằng phương tiện công cộng?
Nguyên nhân khiến tình trạng tắc đường ở thủ đô Jakarta hiện nay chưa được cải thiện một phần do dân số khá đông và tốc độ phát triển đô thị nhanh. Thực tế với cá nhân tôi đang sinh sống và làm việc tại Jakarta cảm nhận thì thủ đô có hệ thống hạ tầng giao thông công cộng khá phát triển và số lượng người dân tham gia sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng rất cao. Để có được điều đó một phần là nhờ chính quyền thành phố xây dựng hệ thống giao thông công cộng tốt, kết nối hiệu quả và tiện lợi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ khuyến khích như trợ giá vé để người dân tham gia giao thông công cộng. Đây cũng sẽ là những kinh nghiệm đáng học hỏi để có thể phát triển tại thủ đô mới Nusantara như việc xây dựng hạ tầng giao thông thuận lợi, chính phủ trợ giá hay việc kết nối các phương tiện thuận tiện cho người dân sẽ khó ai có thể từ chối.
Như chính quyền thủ đô mới tuyên bố, với một hệ sinh thái hoàn chỉnh, Nusantara sẽ trở thành một thành phố đáng sống và đáng yêu. Nếu người dân cảm thấy mình được “sở hữu” thành phố, cảm nhận được chất lượng không khí tốt, được hưởng những lợi ích của một thành phố thông minh, xanh và bền vững -nơi mà mọi người yêu thích để sống, làm việc, học tập chắc chắn sẽ họ hưởng ứng và tham gia vào các kế hoạch giao thông của thành phố.
VOV