Thứ hạt cây vô chủ, nằm "lơ lửng" giữa trời mang về thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng: Không có "bữa trưa" nào miễn phí!
Ở Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc, một người tên Bi Kesheng đã biến mất trên một khinh khí cầu tại gần biên giới miền núi của Trung Quốc khi đi thu hái loại hạt nằm lơ lửng trên cao. Không ai nhìn thấy ông kể từ đó.
- 12-05-2023Anh tiếp tục nâng lãi suất
- 12-05-2023Hoạt động của Tesla phụ thuộc vào một người đàn ông bí ẩn không phải Elon Musk: Lo từ tài chính tới sản xuất, lặng lẽ hiện thực hóa những lời 'chém gió' trên trời của CEO
- 12-05-2023Đột nhập 'nghĩa địa siêu xe', nơi nhà giàu vứt xe như rác
Bi là một trong số hàng nghìn công nhân từ tỉnh Cát Lâm đến những khu rừng nguyên sinh để đảm nhận công việc béo bở nhưng nguy hiểm: Thu hoạch hạt thông. Nhưng trong khi hầu hết mọi người có thể trở về nhà ở các thành phố lân cận như Cát An và Lâm Giang, Bi lại không thể.
Con trai ông là Bi Jianhua đã từng cảnh báo ông về những rủi ro nghề nghiệp. “Năm nay con sẽ không đi đâu. Bố cũng đừng đi, nguy hiểm lắm,” người đàn ông 40 tuổi nhớ lại cuộc nói chuyện với bố mình.
Giống như nhiều nhân công khác trong vùng, cả hai cha con đều từng cảm thấy việc hái thông để kiếm tiền là một công việc rất hấp dẫn. Lần đầu tiên hai người bắt đầu thu hoạch hạt thông là vào năm 2002, tiền công rơi vào khoảng 50 nhân dân tệ/ngày (169.000 VNĐ).
Giờ đây, những người hái thông có thể kiếm được khoảng 20.000 nhân dân tệ (67 triệu VNĐ) mỗi tháng, hoặc thậm chí là 40.000 nhân dân tệ (135 triệu VNĐ) trong một năm bội thu, theo Sun Yufa – anh rể của Bi Kesheng.
Con số này cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu hàng tháng ở Cát Lâm. Kể từ năm 2002, giá hạt thông cũng tăng, từ khoảng 6 nhân dân tệ lên hơn 20 nhân dân tệ cho 500gr, Sun cho biết.
Tuy nhiên, thu hoạch thông là công việc khá nguy hiểm. Theo truyền thống, những người hái thông sẽ gắn que nhọn vào giày của mình để trèo lên cây cao rồi dùng cây sào dài có móc để lấy những quả thông. Nếu cành cây bị gãy, người công nhân sẽ dễ bị ngã.
Trong hai năm qua, nhiều công nhân đã chuyển sang sử dụng khinh khí cầu là những quả bóng được bơm khí hydro hoặc heli và được buộc bằng dây. Theo Xu Yeyi, người làm việc cùng Bi Kesheng, đây đã được coi là một cách làm việc an toàn hơn so với cách truyền thống.
Thế nhưng, ngay cả khi sử dụng khinh khí cầu, việc thu hoạch thông vẫn rất rủi ro. Trường hợp khinh khí cầu bay đi mất tương tự như vụ việc của Bi Kesheng không phải hiếm.
Khinh khí cầu của Yin Yanlei cũng đã bay lên cao, kéo theo người đàn ông đi mất. Nhưng câu chuyện của Yin lại có kết thúc khác. Anh có mang theo điện thoại di động nên có thể liên lạc được với gia đình và đã được giải cứu 2 tiếng sau đó ở một nơi cách điểm xuất phát 50km.
Tham khảo Sixthtone
Nhịp Sống Thị Trường