Thu hồi 600 tỷ đồng thất thoát trong vụ góp vốn vào OceanBank như thế nào?
Dư luận hiện đang rất quan tâm đến khả năng thu hồi số tiền khổng lồ đã bị thất thoát trong vụ góp vốn vào OceanBank sẽ như thế nào?
- 03-04-2018Xét xử phúc thẩm “đại án” OceanBank từ ngày 18/4
- 29-03-2018Vụ PVN đầu tư vào OceanBank: Tách hành vi của ông Nguyễn Ngọc Sự, Phùng Đình Thực và 4 cựu lãnh đạo PVN để tiếp tục điều tra, xử lý
- 29-03-2018Chiều nay 29/3 tuyên án vụ sai phạm xảy ra tại PVN khi đầu tư vào OceanBank để mất 800 tỷ
Ngày 18-4, xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm và đồng phạm Vụ "PVN góp vốn vào Oceanbank": 7 bị cáo phải bồi thường 800 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước mua lại Oceanbank với giá 0 đồng để bảo vệ quyền lợi cho người dân
Phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm làm thất thoát 800 tỷ đồng đã kết thúc. Số tiền mà các bị cáo phải bồi thường theo bản án này là rất lớn, riêng ông Đinh La Thăng là 600 tỷ đồng. Tất nhiên, chúng ta phải chờ bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng dư luận hiện đang rất quan tâm đến khả năng thu hồi số tiền khổng lồ sẽ như thế nào?
Theo luật sư Lê Văn Quý, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Bình An (Hà Nội), khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án, theo đó nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự sẽ được cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án theo quy định chung.
Theo luật sư Lê Văn Quý đánh giá, khả năng thi hành án trong các vụ án này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quy định hiện hành, quy trình thi hành án sẽ bao gồm: thụ lý thi hành án, tổ chức thi hành án, thẩm tra lưu trữ hồ sơ thi hành án. Theo quy trình đó, giai đoạn tổ chức thi hành án là giai đoạn quan trọng quyết định tính khả thi trong quá trình thi hành bản án hình sự có phát sinh nghĩa vụ dân sự của bị cáo. Trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, cưỡng chế, thẩm định tài sản, bán đấu giá tài sản.
Hầu hết các vụ án vi phạm về quản lý kinh tế, tham nhũng đều được dư luận đặc biệt quan tâm chính là khả năng thi hành án đối với nghĩa vụ dân sự phát sinh. Theo luật sư Lê Văn Quý đánh giá, khả năng thi hành án trong các vụ án này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Không chỉ vì số tiền thi hành án lớn, mà bởi đối tượng bị thi hành án từng là những người có chức vụ, quyền hạn trước đó tác động nhiều đến quá trình xác minh, thi hành án của cơ quan thi hành án. Đồng thời, việc xác minh nguồn tài sản của các bị cáo trong khi giai đoạn điều tra không tiến hành kê biên và một thực trạng ai cũng nhìn thấy rõ là tài sản thường đứng tên người khác mà không đứng tên bị cáo.
Tuy rằng, cơ quan thi hành án sẽ phải xác minh nguồn tài sản từ những người liên quan đến bị cáo, không chỉ nguồn tài sản riêng mà bao gồm cả tài sản chung vợ chồng nếu có, hoặc tài sản đứng tên người thân nhưng có nguồn gốc hoặc có căn cứ xác định nguồn gốc hình thành từ nguồn tài chính của bị cáo thì cơ quan thi hành án vẫn tiến hành xử lý theo quy định.
Trên thực tế, việc xác minh không có nhiều khả thi. Không riêng việc xác minh tài sản mà chính tại cơ chế kiểm soát, thực thi của cơ quan thi hành án. Trong khi quy định hiện hành không thiếu những chế tài, không chỉ quy định trong quá trình xác minh, xử lý tài sản của bị cáo (tịch thu, kê biên, đấu giá) mà còn cả quá trình xét giảm án theo quy định trong quá trình chấp hành bản án hình sự.
Công an nhân dân