Thu phí không dừng: Vì sao vẫn dậm chân tại chỗ?
Dù Chính phủ đã chủ trương áp dụng công nghệ thu phí không dừng tại các trạm BOT giao thông từ 3 năm nay, nhưng đến nay việc áp dụng gần như vẫn dậm chân tại chỗ.
- 15-03-2017Trạm thu phí không dừng: Viettel sắp nhảy vào cạnh tranh với Tasco
- 25-11-2016Thu phí không dừng: Phải tới năm 2019 mới bỏ thanh chắn
- 17-05-2016Thu phí không dừng: Có thay đổi phương án tài chính các dự án BOT?
- 04-03-2016Thu phí không dừng: Có bỏ được "văn hóa" trả phí đường bằng tiền mặt?
Từ 3 năm nay, Chính phủ đã chủ trương áp dụng công nghệ thu phí không dừng tại các trạm BOT giao thông, để hiện đại hóa công nghệ thu phí, tiết kiệm thời gian, chi phí và đồng thời kiểm soát được mức phí qua trạm mỗi ngày.
Theo tính toán, nếu tất cả các trạm thu phí hiện nay áp dụng công nghệ thu phí tự động, mỗi năm sẽ giúp tiết kiệm chi phí in vé giấy khoảng 70 tỷ đồng; tiết kiệm 233 tỷ đồng chi phí nhiên liệu; tiết kiệm thời gian tham gia giao thông tương đương 2.800 tỷ đồng; tiết kiệm chi phí quản lý giao thông 360 tỷ đồng. Tất cả sẽ rõ ràng trên dữ liệu máy tính và có tới 6 thành phần có thể kiểm soát được việc thu phí, đó là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Chủ đầu tư BOT, Nhà cung cấp dịch vụ và chủ xe. Chưa kể, từ đó các xe ô tô sẽ kết nối với các tiện ích khác trong môi trường giao thông thông minh và thanh toán điện tử như đỗ xe, kiểm soát an ninh an toàn.
Tuy nhiên, hiện việc áp dụng gần như dậm chân tại chỗ, mới có 8 trong tổng số 28 trạm thu phí trong kế hoạch, có lắp đặt công nghệ này.
Các nhà đầu tư BOT đã đưa ra nhiều lý do để chậm trễ áp dụng, như việc chỉ có một nhà cung cấp giải pháp sẽ dẫn đến độc quyền, hay cần nhiều công nghệ để cạnh tranh, thậm chí là không thuận theo mức phí quản lý mà bộ chủ quản đưa ra.
Hàng chục cuộc họp kiểm điểm tiến độ đã diễn ra căng thẳng trong suốt 3 năm qua và các mốc tiến độ lại được lùi. Rất nhiều lý do để trì hoãn và theo người trong ngành có cả lý do là không muốn sự minh bạch trong thu phí.
VTV1