MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu thuế với các triệu phú, tỷ phú YouTuber, Facebooker thế nào?

Thu thuế với các triệu phú, tỷ phú YouTuber, Facebooker thế nào?

Có nhiều cá nhân kiếm được tiền tỉ, thậm chí lên đến hàng chục tỉ đồng/tháng nhờ kinh doanh trên các nền tảng công nghệ như YouTube, Facebook nhưng "quên" nộp thuế.

Ngành Thuế có biện pháp gì để truy thu được số thuế bị thất thoát này?

Theo thông tin mới được Tổng cục Thuế phát đi, để triển khai việc quản lý thuế đối với thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn quốc, Tổng cục Thuế đã ban hành một số công văn  gửi Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố. Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng đã ban hành một số công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan TTGSNH) và  Bộ Công an (Cục CSĐT về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – CO3) để cùng phối hợp triển khai quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố đã triển khai có hiệu quả công tác quản lý thuế đối với (TMĐT) thông qua các hình thức: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) tự khai thuế, nộp thuế theo quy định; Phối hợp với các sở ban ngành, Ngân hàng thương mại và các cơ quan có liên quan để khai thác thông tin, từ đó đôn đốc NNT khai, nộp thuế theo quy định; Thực hiện thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động và có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh TMĐT.

Thu thuế với các triệu phú, tỷ phú YouTuber, Facebooker thế nào? - Ảnh 1.

Tổng cục Thuế cho biết, sau một thời gian triển khai, các tổ chức Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo trên mạng với tổ chức nước ngoài và đã khấu trừ nộp thay cho các tổ chức nước ngoài với số thuế thu từ quảng cáo trên sản phẩm nội dung thông tin số của tổ chức (từ năm 2016 đến 2020) là 2.442,11 tỷ đồng.

Còn kết quả tại một số Cục Thuế tỉnh/thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...) như sau: Cục Thuế các tỉnh, thành phố đã phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát luồng tiền từ nước ngoài chuyển về cho các tổ chức, cá nhân. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, triển khai các biện pháp thanh tra, kiểm tra. Kết quả là tổng thu và tiền phạt từ cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới và cá nhân kinh doanh TMĐT trên các trang web, Facebook… đến tháng 12/2020 là 240,89 tỷ đồng (trong đó Hà Nội là 148 tỷ đồng, TP Hồ Chí Minh là 68,55 tỷ đồng, Đà Nẵng là 24,33 tỷ đồng).

Siết "lan đột biến"

Ngày 25/3 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 833/TCT- DNNCN gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tăng cường công tác chỉ đạo về quản lý thuế đối với “lan đột biến”.

Thu thuế với các triệu phú, tỷ phú YouTuber, Facebooker thế nào? - Ảnh 2.

Tổng cục Thuế mới có công văn tăng cường công tác chỉ đạo về quản lý thuế đối với “lan đột biến”

Trong công văn, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc nắm bắt tình hình về các giao dịch mua bán “ lan đột biến ” trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để xác minh thực tế và xử lý quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật về Quản lý thuế, Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

1. Trường hợp phát sinh giao dịch mua bán của tổ chức

a) Về chính sách Thuế GTGT:

- Trường hợp "Lan đột biến" do doanh nghiệp, tổ chức tự trồng và bán ra thì thuộc đối tượng không chịu Thuế GTGT;

- Trường hợp "Lan đột biến" do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp Thuế GTGT;

- Trường hợp "Lan đột biến" do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác ở khâu kinh doanh thương mại thì phải kê khai, tính nộp Thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

- Trường hợp "Lan đột biến" do doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp Thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bán ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp Thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

b) Về chính sách Thuế TNDN:

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có thu nhập từ việc bán "Lan đột biến" thì thuộc đối tượng phải nộp Thuế TNDN theo quy định. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có thu nhập từ việc bán "Lan đột biến" đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 (được sửa đổi tại khoản 2, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật vê thuế) thì được miễn Thuế TNDN theo quy định.

2. Trường hợp phát sinh giao dịch mua bán của hộ gia đình, cá nhân

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có phát sinh giao dịch mua bán "Lan đột biến" thì thuộc diện điều chỉnh của Thuế GTGT và Thuế TNCN theo quy định về hoạt động kinh doanh với thuế suất Thuế GTGT 1% và Thuế TNCN 0,5%.

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác thì sản phẩm nông nghiệp trong trường hợp này không chịu Thuế GTGT theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 và được miễn Thuế TNCN theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12.

Theo Thùy An

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên