MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài

22-04-2024 - 11:34 AM | Bất động sản

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác) thì phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.

Trong quá trình hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp tại Việt Nam, ông Nguyễn Lê Ngọc Khánh (TPHCM) nhận thấy các Sở Kế hoạch và Đầu tư đang có cách hiểu và hướng dẫn khác nhau về Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 , cụ thể như sau:

Tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 quy định:

"Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

… 2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh".

Ví dụ: Trường hợp mua phần vốn góp thường xảy ra trên thực tế như sau:

(i) Công ty X là công ty TNHH một thành viên, được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được sở hữu 100% bởi nhà đầu tư A có quốc tịch Úc.

(ii) Hoạt động kinh doanh mà công ty X không thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

(iii) Công ty X không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

(iv) Nhà đầu tư A chuyển nhượng 100% vốn góp trong công ty X cho nhà đầu tư B, là một nhà đầu tư tới từ quốc gia cùng là thành viên tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam về đầu tư.

Xét thấy, theo mục (ii) và (iii) thì giao dịch chuyển nhượng vốn giữa A và B không thuộc Điểm a và c Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư.

Tiếp tục xem xét mục (iv), vì tỷ lệ sở hữu của đầu tư nước ngoài trong công ty X đã là 100%, việc chuyển nhượng vốn trong công ty X từ nhà đầu tư A sang nhà đầu tư B sẽ không làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, giao dịch chuyển nhượng vốn giữa A và B cũng không thuộc Điểm b Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư.

Tuy nhiên, một số Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh bao gồm TP. Hà Nội và TPHCM có tư vấn rằng: "Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp đối với tình huống như mô tả tại ví dụ".

Công ty X là công ty TNHH một thành viên, được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được sở hữu 100% bởi nhà đầu tư A có quốc tịch Úc. Hoạt động kinh doanh mà công ty X không thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Công ty X không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Nhà đầu tư A chuyển nhượng 100% vốn góp trong công ty X cho nhà đầu tư B, là một nhà đầu tư tới từ quốc gia cùng là thành viên tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam về đầu tư.

Ông Khánh hỏi, trường hợp được đưa ra ở phần ví dụ, nhà đầu tư có phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp theo Điều 26 Luật Đầu tư không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư quy định: "Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh".

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b và c Khoản này.

Như vậy, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế dẫn đến thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b hoặc c Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nêu trên thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Liên quan đến nội dung này, Mục 2 Chương II Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đã quy định về ngành, nghề tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này, danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với:

"a) Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;

b) Tổ chức kinh tế theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC".

Tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này quy định: "Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này".

Do đó, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác) thì phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định nêu trên.


Theo Chính phủ

Chính phủ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên