MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có thể nới room ngoại cho các ngân hàng lên trên 30%

15-09-2016 - 21:59 PM | Tài chính - ngân hàng

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ không hạ giá tiền đồng nhằm ổn định nền kinh tế và khuyến khích nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Theo hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin từ Đài truyền hình Việt Nam VTV1, tại buổi gặp mặt hôm nay (15/9) với 16 quỹ đầu tư trong khuôn khổ chuyến thăm Hồng Kông Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam có thể nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội lên trên mức 30%.

Cũng theo VTV đưa tin, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ không hạ giá tiền đồng nhằm ổn định nền kinh tế và khuyến khích nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

Trong báo cáo được công bố hồi đầu tháng 9, hãng xếp hạng Moody’s cho biết đang bắt đầu xem xét nâng mức xếp hạng của 7 ngân hàng Việt. Hãng này cho rằng, các mức xếp hạng về hồ sơ tín dụng, chất lượng tài sản, lợi nhuận và sự ổn định của nguồn vốn và tính thanh khoản có thể được nâng lên.

Những năm gần đây ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một cuộc cải tổ lớn với những yêu cầu chặt chẽ hơn về cho vay và phân loại nợ. Hàng loạt vụ M&A đã được thực hiện trong khi nhiều lãnh đạo ngân hàng phải vào tù.

Theo số liệu từ NHNN, công ty quản lý tài sản VAMC đã góp phần giúp giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2,58% (tính đến tháng 6/2016), so với mức 3,25% của năm 2014 và 17% của năm 2012.

Đây không phải là lần đầu tiên chuyện nới room ngoại lên trên 30% trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập đến. Trước đó hồi tháng 4/2015, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc đến khả năng nới room cho ngân hàng.

Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% cổ phần của một ngân hàng Việt Nam. Giới hạn đối với nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chiến lược chỉ ở mức 15% còn nhà đầu tư chiến lược có thể sở hữu 20%.

Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã chạm mức trần 20% ở 5 ngân hàng, tất cả đều là ngân hàng chưa niêm yết.

Thu Hương

Reuters

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên