Thủ tướng yêu cầu bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, không chỉ đủ ăn mà còn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác như hỗ trợ gạo để trồng rừng, học sinh miền núi…
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, chiều ngày 31/3, chủ trì họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thực, Thủ tướng nêu rõ xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, không chỉ đủ ăn mà còn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác như hỗ trợ gạo để trồng rừng, học sinh miền núi…; không chỉ bảo đảm về số lượng và chất lượng, bảo đảm giá cả cho người nông dân mà đi liền với đó là cấm đầu cơ tích trữ nâng giá.
Xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ
Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các cơ quan chức năng cũng như các địa phương trong cả nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là sản xuất lương thực để các vùng, miền có đất lúa, đặc biệt là lúa nước cố gắng đảm bảo cân đối được lương thực, đồng thời những vùng có năng suất cao, chất lượng tốt, đẩy mạnh xuất khẩu lương thực, "không phải bế quan tỏa cảng".
Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo các vụ sản xuất trong năm, đảm bảo sản lượng, chất lượng, thời vụ. Các cấp, các ngành có liên quan, các địa phương đều phải đẩy mạnh xử lý vấn đề đầu cơ, tích trữ, nâng giá, ghìm giá trái phép. Bộ Công Thương điều hành chặt chẽ, có kiểm soát để đảm bảo nguồn lương thực ở nước ta.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương có văn bản chính thức (có ý kiến của một số bộ liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xuất khẩu gạo trước ngày 5/4/2020, đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực trong bối cảnh thời tiết, khí hậu, dịch COVID-19.
Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng 190.000 tấn gạo, 90.000 tấn thóc và có thể mua cao hơn để dự trữ theo chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19