MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Thua đau' tại Trung Quốc vì bảo thủ, có hãng sụt giảm thị phần 66%: Toyota, Honda, Mazda đã 'sáng mắt chưa'?

06-05-2023 - 17:11 PM | Thị trường

'Thua đau' tại Trung Quốc vì bảo thủ, có hãng sụt giảm thị phần 66%: Toyota, Honda, Mazda đã 'sáng mắt chưa'?

Các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản gần như đứng ngoài cuộc chơi xe điện, vốn phát triển cực kỳ rầm rộ tại Trung Quốc trong 2 năm qua. Kết quả là, thị phần của ô tô Nhật Bản trong quý I/2023 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang đối mặt với cuộc khủng hoảng doanh số bán hàng tại Trung quốc do sự chuyển đổi nhanh chóng sang xe điện (EV) làm đảo lộn thị trường ô tô lớn nhất thế giới, dẫn đến việc mua ô tô chạy bằng xăng giảm mạnh.

Tổng doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô Nhật Bản tại Trung Quốc đã giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I, mạnh gấp đôi so với tốc độ thu hẹp chung của thị trường, theo dữ liệu từ Reuters.

Trong khi các nhà sản xuất ô tô khác như Volkswagen cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc thì các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản lại tỏ ra “nổi bật” hơn cả bởi sự xuất hiện cực kỳ hạn chế ở danh mục xe điện và plug-in hybrid.

Việc sản xuất sẽ gặp áp lực cực lớn ở Trung Quốc khi các hãng buộc phải cắt giảm sản lượng và giá xe xăng để kiểm soát hàng tồn. “Đặc biệt các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải đối mặt với lượng xe tồn cao hơn”, Yasushi Matsui – Giám đốc tài chính của nhà cung cấp phụ tùng Denso Corp nói.

'Thua đau' tại Trung Quốc vì bảo thủ, có hãng sụt giảm thị phần 66%: Toyota, Honda, Mazda đã 'sáng mắt chưa'? - Ảnh 1.

Mitsubishi Motors tuần trước cho biết đã đình chỉ sản xuất mẫu SUV Outlander tại Trung Quốc trong 3 tháng và chịu mất khoảng 77 triệu USD doanh số vì sức bán chậm tại liên doanh GAC Group.

Misubishi, giống một số nhà sản xuất Nhật Bản khác, không công bố doanh số bán hàng tại Trung Quốc. Dữ liệu ngành cho Reuters phân tích cho thấy doanh số bán hàng trong quý đầu tiên tại Trung Quốc đã giảm 58% so với 1 năm trước.

Trong một diễn biến khác, Nissan Sylphy – chiếc sedan từng bán chạy nhất tại Trung Quốc trong 3 năm, đã bị BYD Song – một chiếc xe pug-in hybrid, soán ngôi.

Nissan cho hay đã bán hơn 5 triệu chiếc Sylphy tại Trung Quốc trong những năm qua, đồng thời cho biết thêm bản hybrid của nó đã đủ điều kiện nhận ưu đãi tại tỉnh Quảng Châu. Công ty cho biết đang làm việc với các thành phố khác để nhận mức ưu đãi tương tự. Phiên bản hybrid e-Power của mẫu sedan này sẽ là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi thương hiệu của Nissan tại Trung Quốc.

Các hãng sản xuất Nhật Bản là “người thất bại lớn nhất”

Toyota Motors khẳng định sẽ tiếp cận chậm với ô tô thuần điện và “tôn trọng lựa chọn của người tiêu dùng” nhưng chiến lược này đang làm giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc – theo Bill Russo – sáng lập kiêm CEO của công ty tư vấn Automobility. “Nhật Bản là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến này”.

“Khi xe điện có giá phải chăng hơn, chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua cơ bản – những người trước đây từng mua các thương hiệu xe nước ngoài. Vì vậy, bạn có thể thấy cuộc chiến đã bắt đầu”.

Thị phần ô tô Nhật Bản tại Trung Quốc đã giảm còn 18,5% trong quý I, từ mức 24% vào năm 2020 – theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Dữ liệu từ Toyota và Lexus cho thấy doanh số đã giảm 14,5% trong quý I năm nay. “Chúng tôi cần tăng tốc độ và nỗ lực để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng tại thị trường Trung Quốc”, CEO mới Koji Sato cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4.

'Thua đau' tại Trung Quốc vì bảo thủ, có hãng sụt giảm thị phần 66%: Toyota, Honda, Mazda đã 'sáng mắt chưa'? - Ảnh 2.

Thị phần ô tô Nhật Bản tại Trung Quốc giai đoạn 2018-2023 (quý I).

Nissan Motor công bố doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm 45,8% trong khi doanh số Mazda Motor giảm 66,5% trong quý I. Con số này của Honda là 38,2%.

Giám đốc điều hành Honda Toshihiro Mibe thừa nhận hãng xe này tụt hậu so với các đối thủ Trung Quốc trong một số công nghệ phần mềm.

Masatoshi Nishimoto, nhà phân tích nghiên cứu chính của S&P Global Mobility ở Tokyo, cho biết các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản xây dựng danh tiếng dựa trên các yếu tố như độ bền nhưng sự thay đổi ở Trung Quốc cho thấy sức hút của ô tô điện giá rẻ và các dịch vụ mới dựa trên phần mềm.

“Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có thể phải đối mặt với một cuộc chiến tương tự tại Mỹ, không riêng gì Trung Quốc”, ông nói.

Nguồn: Reuters

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên