Thức khuya, ăn uống thất thường, uống nước có gas thay nước lọc... cậu bé 12 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối
Mới đây, truyền thông Trung Quốc xôn xao về thông tin cậu bé mới 12 tuổi ở Vĩnh Châu (Hồ Nam, Trung Quốc) đã mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Nguyên nhân xuất phát từ hàng loạt thói quen xấu của cậu bé.
- 13-09-2020Loại thịt có khả năng gây ung thư cao bậc nhất được WHO cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tiêu thụ mỗi ngày như một món khoái khẩu
- 12-09-2020Khi gan kém sẽ có "2 vàng, 1 hôi" xuất hiện rõ trên cơ thể bạn, cần đặc biệt chú ý
- 12-09-2020Tới khi bị ung thư, tôi mới thấy được sống là một hạnh phúc: Chỉ cần được thức dậy mỗi sáng đã là ân huệ
Trong quan niệm của nhiều người, ung thư chỉ là "bệnh của người lớn", còn ở trẻ nhỏ hầu như không thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, mới đây, Khoa Lồng ngực 2 của Bệnh viện Ung Bướu Hồ Nam đã tiếp nhận trường hợp của Xiaojia, một cậu bé 12 tuổi ở Vĩnh Châu mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, mẹ của Xiaojia, bà Trần, phát hiện thấy một cục u có kích thước bằng quả trứng cút trên xương đòn bên trái của con, nó cứng nhưng không đau nên cô đã vội vàng đưa Xiaojia đến bệnh viện để điều trị. Khối thượng đòn đã được lấy ra để làm sinh thiết và được xác định là Sarcoma Ewing (một loại ung thư mới bắt đầu ở mô mềm hoặc cơ).
Xiaojia đang được các bác sĩ Khoa Lồng ngực 2, Bệnh viện Ung bướu Hồ Nam kiểm tra (Ảnh: Sanxiang Metropolis Daily).
Tuy nhiên, sau khi Xiaojia được chuyển lên Khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viện Ung bướu Hồ Nam để hội chẩn, nhiều chuyên gia nhận định trường hợp của cậu bé là ung thư không biệt hóa. Do kết quả chẩn đoán giữa 2 lần khám có sự khác nhau, cô Trần lập tức đưa con trở lại bệnh viện để xét nghiệm kĩ hơn, kết quả báo cáo bệnh lý cuối cùng cho thấy ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa thấp.
Tổng hợp tất cả các kết quả khám, các chuyên gia của bệnh viện chẩn đoán là cậu bé bị ung thư phổi phế quản nguyên phát, hiện tại xương sườn và xương đòn đã bị tế bào ung thư "ăn" đi một phần, di căn vào hạch trung thất. Tức Xiaojia đang ở giai đoạn nặng (giai đoạn cuối) của ung thư phổi. Do tuổi còn trẻ và giai đoạn lâm sàng muộn, bệnh lý cho thấy khối u ác tính cao và tiên lượng cực kỳ xấu.
Chẩn đoán cuối cùng cho thấy Xiaojia đang ở giai đoạn nặng (giai đoạn cuối) của ung thư phổi (Ảnh minh họa: Bilibili).
Để điều trị cho Xiaojia, bác sĩ Wu Lin, Trưởng Khoa Lồng ngực 2, Bệnh viện Ung bướu Hồ Nam đã ngay lập tức tổ chức cuộc hội chẩn tổng quát và thận trọng xây dựng kế hoạch điều trị, liều lượng thuốc, bước tiếp theo là chuẩn bị cho hóa trị liệu toàn thân kết hợp với liệu pháp miễn dịch. Chi phí nằm viện hàng năm của Xiaojia ước tính lên tới khoảng 200-300 nghìn Nhân dân tệ.
Nguyên nhân đứa trẻ 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối
Tìm hiểu về lối sinh hoạt của Xiaojia, cô Trần cho biết cậu bé có tính cách chống đối. Cô không thể kiểm soát được việc tiêu tiền của cậu bé, Xiaojia thường xuyên mua đồ uống và đồ ăn nhẹ bằng tiền tiêu vặt mà cô để trên bàn.
Cô Trần chia sẻ trong nước mắt: "Chúng tôi không kiểm soát con nhiều. Thằng bé hầu như không ăn sáng và chỉ có thể ăn nửa bát cơm vào bữa trưa, bữa tối cũng chỉ ăn vài miếng. Thằng bé không uống nước, khi khát nó uống nước có gas và nước trái cây". Bên cạnh đó, Xiaojia rất thích chơi game trên điện thoại, cậu bé thường thức đêm để "cày game" trong khi bố mẹ đang ngủ say.
Nguyên nhân của căn bệnh là do Xiaojia có nhiều thói quen xấu như thức khuya, ăn uống thất thường, uống nước có gas thay nước lọc... (Ảnh minh họa: Freepik),
Theo bác sĩ Wu Lin, độ tuổi khởi phát ung thư phổi trung bình là 60 tuổi, thường xảy ra ở những bệnh nhân nam hút thuốc nhiều trong thời gian dài. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ vị thành niên giống như Xiaojia là rất thấp, có rất ít trường hợp như vậy kể từ khi Khoa được mở ra.
Nói chung, nguyên nhân của ung thư phổi có thể liên quan đến hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, căng thẳng tinh thần, yếu tố di truyền... và ở trường hợp của cậu bé nêu trên đó có lẽ là do thói quen sinh hoạt xấu như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không đều đặn.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng đối với trẻ vị thành niên, tốt nhất nên được duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ 3 bữa một ngày, cân bằng thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi để tránh gặp tình trạng như Xiaojia.
Nguồn tham khảo: QQ, Kknews, Sina, Sanxiang Metropolis Daily, Healthline
Theo Tổ quốc