Thức khuya cũng giống như vượt đèn đỏ, càng cố vượt càng dễ mất mạng: Hãy nhớ, giường đơn ở nhà thoải mái hơn giường tiện nghi ở bệnh viện hàng tỉ lần!
Sai lầm lớn nhất mà con người phạm phải đó là đánh đổi sức khỏe để lấy những thứ khác bên ngoài sức khỏe. Hãy nhớ rằng, thế giới này không có nếu như, chỉ có kết quả và hậu quả thế nên đừng phung phí sức khoẻ của mình.
- 31-12-2020Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm "nghề cứu người": Nghề bác sĩ là để cho đi!
- 30-12-2020Tại sao trời càng lạnh càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ BV Việt Đức chỉ rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
- 29-12-2020Phổi là "lá chắn" của sức khỏe, đây là 3 bài tập bảo vệ phổi được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích, luyện tập mỗi ngày thì không lo ốm
Bạn có thể nghe câu này ở đâu đó và nghe cả trăm lần, đừng thức khuya, đừng ăn uống bừa bãi nhưng bạn lại bỏ ngoài tai tất cả và xem những lời này đều là giả tạo và vô dụng. Một khi bạn đã bị bệnh, bạn sẽ hiểu. Nằm trên giường bệnh và ấn tượng sâu sắc sẽ khiến bạn khó quên. Bởi vì những gì xảy ra với người khác luôn là một câu chuyện, còn những gì xảy ra với chính bạn mới là sự thật. Trên đời không có thuốc hối hận cũng như thuốc quay ngược thời gian.
Tôi đã đọc được một bài viết, trong đó có câu hỏi rằng: Vì sao giới trẻ hiện đại ngày càng thích thức khuya? Có một vài bình luận như sau:
"Đi làm về là 9h30, tắm rửa xong thì đã 10h30";
"Thời gian trong ngày thuộc về người khác rồi nên tôi muốn có một chút thời gian cho bản thân vào ban đêm";
"Mắt dán vào điện thoại rồi, không thể dứt ra được, đến lúc nhìn đồng hồ mới biết đã 3 giờ sáng rồi"...
Làm việc ở các thành phố lớn, tôi đã dành vài giờ trên đường mỗi ngày. Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người không nghĩ đến việc mệt mỏi như vậy. Điều đó không được phép trong cuộc sống. Hầu hết mọi người thực sự nhận ra sự tuyệt vọng trong công việc và họ không nhận ra rằng họ đang dần suy kiệt sức khỏe của mình.
Thực tế, bệnh tật đã ẩn náu trong cơ thể bạn từ rất lâu và bạn không bao giờ biết được khi nào nó sẽ bùng phát.
Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50.
Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới.
Ghi nhận tại Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2020 đã ghi nhận nhiều trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não, trong đó có trường hợp nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi.
Trong thời đại ngày nay, không thức khuya đã trở thành thử thách khó nhất của chúng ta về sự tự giác và kỉ luật. Dù bận rộn trong công việc đến đâu, bạn cũng đừng đùa giỡn với cuộc đời của mình. Đừng dùng sức khỏe để đánh cược với thần chết.
Chỉ đến khi nằm trên giường bệnh, bạn mới nhận ra sự sống mong manh hơn chúng ta tưởng. Bạn nghĩ rằng bạn có thể thuyết phục bản thân dành thời gian thức đêm, nhưng bạn không biết rằng cơ thể bạn không thể chống đỡ được.
Chúng ta luôn nghĩ rằng "hết thời gian làm việc này, chúng ta có thể bận rộn cho kỳ tiếp theo", bạn tự nhủ điều này gọi là "có động lực".
Thức khuya không chỉ là một kiểu vô kỷ luật mà còn trở thành canh bạc lớn nhất của bạn. Bạn luôn nghĩ rằng mình vẫn đang ở thời kì trẻ trung nhất, nên thức khuya nhiều hơn một chút sau đó sẽ dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi thật tốt. Nhưng bạn đã sai, thần chết sẽ không bỏ qua bất kì ai và bất kì độ tuổi nào. Cuộc sống là như vậy, khi đã đẹp thì ta chỉ muốn tiến về phía trước mà bỏ qua những lời khuyên.
Đến khi sự thiếu hiểu biết của bạn khiến bạn dần đi vào vực thẳm, những lời bào chữa trở thành lực đẩy của nó và bạn và bản ngã trong trái tim bạn ngày càng xa nhau hơn.
Điều đáng sợ nhất của thời gian là nó lấy đi sức khỏe của bạn mỗi ngày mà bạn không hề hay biết.
Mỗi chúng ta đều phải tự hỏi mình: Lấy gì mà đánh đổi cả cuộc đời?
Sự giàu sang, phú quý, danh lợi có phải là tất cả? Khi cơ thể phát đi tín hiệu nguy hiểm, chúng ta chợt nhận ra mình chỉ còn cách thần chết một bước chân.
Schopenhauer nói rằng: "Sai lầm lớn nhất mà con người có thể mắc phải là đánh đổi sức khỏe lấy những thứ khác ngoài sức khỏe". Cuộc đời còn dài lắm, ai cũng biết có sức khỏe ta có thể làm được mọi thứ và nếu không có sức khỏe thì cũng chẳng làm được gì.
Cách đây ít lâu, một người phụ nữ 27 tuổi tên Đông Đông đã đột ngột qua đời tại nhà vì mải nghịch điện thoại suốt đêm. Theo mẹ chồng của Đông Đông, bà vào phòng và gọi cô dậy ăn sáng. Sau hai lần la mắng con dâu ngủ trưa trời trưa trật mà chưa chịu dậy, bà phát hiện cô không động đậy. Thấy kỳ lạ, bà đến gần thì phát hiện cô đang nằm trên giường, nằm nghiêng, mắt vẫn dán vào điện thoại.
Ngay sau khi mẹ chồng chạm vào cô, cơ thể cô đã lạnh cứng lại và màn hình điện thoại bị đơ trên một trang về mua sắm. Theo kết quả giám định pháp y, Đông Đông bị mệt quá mức và đột tử do bệnh tim và chơi điện thoại suốt đêm. Mỗi tối, Đông Đông đều có thời gian nghịch điện thoại sau khi dỗ hai con ngủ.
Vào 1-2 giờ sáng, chị nằm trên giường và quét điện thoại, truy cập Taobao, Weibo và Moments và thường thức cả đêm để mua hàng.
Chính một tật xấu nhỏ nhoi ấy đã khiến gia đình đang hạnh phúc bỗng chốc tan vỡ. Là một bà mẹ toàn tâm ở nhà chăm lo cho gia đình, lý do thức khuya của cô đã đánh trúng nhiều điểm đau của các bà mẹ. Ban ngày bế con, chỉ khi trời đã khuya và con ngủ, thời gian mới thực sự là của bạn. Lâu dần, cô ấy hình thành thói quen xấu là thức khuya. Cô ấy quen với việc đi ngủ muộn và thường xuyên bị mất ngủ, không thể nào ngủ được nếu không nhìn vào điện thoại di động. Nhưng lần này, cô ấy không bao giờ tỉnh dậy nữa. Lối sống không lành mạnh "thức đêm" mãn tính này đã lấy đi sinh mạng của người mẹ trẻ 27 tuổi.
Trên đời này, chỉ có các bà mẹ mới là người "chuyên nghiệp" nhất vì có thể làm mọi nghề 24/24 giờ. Nhưng các bà mẹ trẻ, hãy thương bản thân mình, thương các con mình và gia đình mình vì ngoài bạn ra, chẳng ai thương con và gia đình bạn đâu.
Trong cuộc sống, bạn không thể không lựa chọn thức khuya, cũng không hiểu sao xã hội này lại khắc nghiệt với những người phụ nữ làm mẹ. Đối mặt với cái chết, con người sẽ không bao giờ có chỗ để mặc cả, bệnh nặng là tai họa, thứ có thể bị hủy diệt bất cứ lúc nào chính là mạng sống quý giá của bạn.
Chỉ sau khi trải qua thảm họa, chúng ta mới biết rằng cái chết thực sự đang ở rất gần chúng ta và chúng ta không thể chấp nhận được sự thật này.
Bạn có thể đùa cợt về sức khỏe của mình nhưng bệnh tật và cái chết sẽ không đùa với bạn. Khi bệnh tật ập đến, bạn không thể đánh bại chúng được. Chỉ khi ngọn lửa cuộc đời dần bị dập tắt, chúng ta mới ngộ ra ra điều mình trân quý nhất.
Thức khuya trong thời gian dài thực chất đang dần tiêu hao sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn. Một người thậm chí không thể kiểm soát giấc ngủ của bản thân thì làm sao anh ta có thể kiểm soát cuộc sống của mình?
Không có cơ thể khỏe mạnh thì lấy gì để theo đuổi ước mơ, lấy gì để đồng hành cùng gia đình và người yêu, lấy gì để cạnh tranh với người khác trong nửa cuối cuộc đời?
Đừng thức khuya nữa, buổi sáng ăn cháo ngon hơn là uống rượu đêm khuya, giường ở nhà còn thoải mái hơn giường ở bệnh viện rất nhiều.
Gia đình tâm sự sẽ dễ nghe hơn lời chẩn bệnh của bác sĩ. Thức khuya cũng giống như vượt đèn đỏ, thức khuya hơn người khác vài tiếng, thoải mái hơn một tí nhưng di chứng là cả cuộc đời.
Đời này con người không nhất thiết phải mưu cầu giàu sang, chỉ cần gia đình êm ấm, hạnh phúc đã là hạnh phúc êm ấm do năm tháng ban tặng.
Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời là ngày mai bạn vẫn thức dậy, sống vì đam mê, vì người bạn yêu thương và chỉ có ngày mai, bạn mới có đủ tư cách để nỗ lực, cố gắng.
Thế giới này không có nếu như, chỉ có kết quả và hậu quả.
Chúc bạn sớm nhận ra thức khuya là lối tắt dẫn đến địa ngục để thêm trân trọng cuộc sống, tránh thức khuya và học cách ngủ sớm hơn.
Doanh nghiệp và Tiếp thị