Thực phẩm sạch: Mãi ở trong vòng luẩn quẩn
Thực phẩm "bẩn" tràn ngập thị trường gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người dân trong khi đó hàng "sạch" lại phá sản vì giá cao.
- 19-04-20189 cách để phân biệt cà phê thật và cà phê giả
- 19-04-2018Thu giữ hơn 6 tấn cà rốt bị ngâm, tẩy hóa chất
- 18-04-2018Cà phê "bẩn" tràn lan thị trường: Do người Việt thích dùng cà phê "đặc, đắng, sánh, bọt" ?
Lâu nay mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành vấn nạn trong xã hội, việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm,… xảy ra một cách tràn lan, không thể kiểm soát. Vấn nạn này đã kéo dài nhiều năm nay và có thể thấy rõ người Việt đang giết chính người Việt.
Theo ông Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp (Bộ Công Thương), phải khẳng định một điều trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái là rất dễ xảy ra. Đặc biệt đối với mặt hàng được thị trường chấp nhận và ưa chuộng.
"Và vì vậy để khắc phục tình trạng này chỉ có một cách mà các nền kinh tế thị trường khác đã áp dụng là cần phải phát huy vai trò quản lý nhà nước để ngăn chặn tình trạng này và khi phát hiện ra tình trạng này thì phải trừng trị một các thích đáng để mang tính chất răn đe. Khâu này của chúng ta có đủ các ban bệ như là đăng ký bản quyền, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng…. nhưng hoạt động thực tế của các cơ quan này chưa đủ tầm, thậm chí người ta khi có sự việc giải quyết không triệt để, không sát sao. Khi xảy ra chuyện thì lại bắt đầu đùn đẩy cho nhau", ông cho biết.
Bên cạnh đó, ông Thắng cho hay, có nhiều mặt hàng làm hàng giả hàng nhái rõ ràng đến mức độ nghiêm trọng tuy nhiên căn cứ vào điều luật thì người ta cho biết không đủ cơ sở để kết luận để xử lý.
Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp chỉ đến khi bị làm hàng giả hàng nhái thì lúc đó mới thấy cần phải hành động. Trước đó các doanh nghiệp không biết đưa ra các biện pháp mang tính chất đề phòng, nhược điểm là các doanh nghiệp sợ đi đăng ký rồi xây dựng thương hiệu tốn kém. Để xảy ra chuyện hàng giả hàng nhái thì nó còn tốn kém gấp nhiều lần so với việc làm ngay từ đầu.
Dư luận xã hội chưa đủ mạnh, điều này rất quan trọng để lên án, bài trừ khi phát hiện hàng giả hàng nhái. Thậm chí có nhiều trường hợp chỉ vì lợi ích mang tính nhỏ trước mắt tiếp tay cho những mặt hàng "bẩn".
Thái độ và trách nhiệm của người tiêu dùng rất quan trọng trong việc bảo vệ chính mình. Khi phát hiện hàng giả, hàng nhái không báo cho cơ quan quản lý, không có hành động đúng đắn để đưa hàng giả ra ánh sáng, pháp luật là đã vô hình chung tiếp tay cho hàng giả.
Cũng theo ông Thắng, ngoài tố cáo đòi hỏi phải có hệ thống theo dõi phát hiện hàng giả hàng nhái và phải có cách để báo cho cơ quan có trách nhiệm vào cuộc, không ai có thể "của đau con xót" bằng chính những doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái.
Ông Thắng cho biết, các điều luật chưa tới nên chưa đủ để răn đe, thậm chí không biết vận dụng cuộc sống như thế nào
"Ví dụ, phân bón tuốc trừ sâu gây thiệt hại kinh khủng cho nền nông nghiệp, nhưng hoạt động phân phối hàng giả hàng nhái diễn ra công khai từ năm này qua năm khác. Nhưng chính quyền địa phương vẫn không vào cuộc không phát hiện ra".
Tuy nhiên, ông cũng cho hay, gần đây vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu có sự chuyển biến.
"Chúng ta thấy nhiều địa phương xuất hiện cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch, theo tiêu chuẩn. Việc ứng dụng công nghệ tiến tiến trong nông nghiệp đã có sự triển khai và cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý phải giúp doanh nghiệp có được dấu hiệu chứng nhận để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra đâu là thực phẩm an toàn đã được kiểm nghiệm và chứng nhận và đâu là thực phẩm bẩn.
Một hiện tượng rất rõ nét là TP.HCM đã cố gắng đưa thịt lợn đưa có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ vào thành phố. Tuy nhiên khi các doanh nghiệp lại thờ ơ làm giả, có dán nhãn nhưng đó là nhãn dởm và người tiêu dùng không nhận thức được là mình cần phải tận dụng chuyện đó tẩy chay thực phẩm bẩn", ông chia sẻ
Theo ông Thắng, nhiều trường hợp phá sản vì thực phẩm sạch giá cao, không ai mua được và đặc biệt không có gì chứng minh được của sản phẩm của mình là sạch.
"Muốn hạ giá thành phải sản xuất ở quy mô lớn phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa được quy mô lớn, nhưng quy mô lớn phải tiêu thụ nhiều mà người dân không tiêu thụ được nhiều thì không thể mở quy mô và không mở đc quy mô thì không thể hạ giá thành.
Cứ thế chúng ta đang ở trong vòng luẩn quẩn. Người tiêu dùng muốn hạ giá thành nhưng lại không mua thì làm sao có thể mở rộng? Anh muốn một đằng những anh không hoạt động thì không bao giờ có thể đạt được mục đích", ông Thắng kết luận.