Thức uống tốt nhất giúp ổn định đường huyết, ai có đường huyết cao luôn phải thủ sẵn, bệnh nhân tiểu đường càng không thể không dùng
Loại nước giải khát này được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là tiện dụng một cách đáng ngạc nhiên trong việc quản lý mức đường huyết của bạn.
- 26-02-2022Loại hạt này tốt ngang với insulin tự nhiên, là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
- 25-02-2022Loại thịt giúp ổn định đường huyết, là "thuốc quý" của bệnh nhân tiểu đường, lại bổ máu cho phụ nữ: Nhưng khi ăn cần ghi nhớ 1 điều quan trọng
- 25-02-2022Nêm nếm quá đà, 6 BỆNH TRỌNG rình rập: Nhẹ thì loãng xương, nhiễm trùng, nặng thì đau dạ dày, huyết áp cao, nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường cũng tăng
Thức uống tốt nhất giúp giảm lượng đường trong máu chính là sữa bò!
Nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc được chẩn đoán tiền tiểu đường - tình trạng thường thấy ở những người có đường huyết hay bị tăng vọt, kiểm soát lượng đường trong máu là một mục tiêu quan trọng. Nếu có thể kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh thận, bệnh tim và mất thị lực do mắc bệnh tiểu đường.
Rất may, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình thông qua những thứ như thuốc, tập thể dục và ăn các loại thực phẩm phù hợp. Mới đây, một chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ, loại đồ uống tốt nhất giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Đó chính là sữa bò.
Vì sao uống sữa bò có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả?
Chuyên gia dinh dưỡng Amy Goodson (tác giả của The Sports Nutrition Playbook, cố vấn chuyên môn của Eat This! Not That!) chia sẻ, có một thực tế là nhiều người đang nhấm nháp những thức uống rất nhiều đường như soda, trà ngọt, đồ uống có đường, cà phê nhiều kem sữa đặc, sinh tố mua ở cửa hàng...
"Trong khi đó, khi nói đến việc giữ lượng đường trong máu luôn ổn định đòi hỏi bạn phải có một thức uống có sự kết hợp của carbohydrate và protein", TS Amy Goodson cho hay.
TS Goodson nhận định, protein giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì vậy nó giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, no lâu hơn và có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Thêm nữa, mặc dù nước rất tốt cho sức khỏe nhưng nó không thực sự ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Sự kết hợp của protein và carbohydrate mới là điều làm cho sữa bò trở thành thức uống tuyệt vời để giúp những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Đánh giá Chuyển hóa Bệnh tiểu đường, sau đó cũng được công bố trên NCBI cho thấy, uống sữa bò nguyên chất không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn giúp cải thiện phản ứng insulin. Trong khi insulin là một thành phần quan trọng khác trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chuyên gia cho biết thêm, với 12g carb và 8g protein chất lượng cao trong một khẩu phần 237ml sữa bò giúp thỏa mãn cơn đói và cung cấp nước cho bạn mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Chưa kể, sữa bò nguyên chất chứa đến 13 chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm canxi, vitamin D, vitamin B, chất chống oxy hóa selen... Vì vậy, không chỉ giúp bạn có được lượng đường trong máu cân bằng mà bạn còn nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng từ thức uống này.
Sữa bò tốt cho người có đường huyết cao, bệnh nhân tiểu đường nhưng nên chọn thế nào mới đúng?
Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), sữa bò đúng là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường cũng như người tiền tiểu đường. Tuy nhiên không phải loại sữa bò nào cũng có thể sử dụng. Thậm chí dùng không đúng loại còn khiến đường huyết tăng vọt, nguy cơ biến chứng gia tăng ở người bệnh tiểu đường.
Loại sữa bò giúp ổn định đường huyết đó cần đảm bảo là dòng sữa bò tươi không đường. Nếu loại bạn lựa chọn cũng là sữa bò nhưng lại chọn loại sữa đặc, sữa tươi có đường hoặc sữa bột thì vô cùng nguy hiểm cho người có đường huyết cao.
Chuyên gia nhận định, những loại sữa này chứa rất nhiều đường dễ hấp thu, làm tăng đường huyết sau ăn nhanh chóng.
BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân y) giải thích thêm, khi ăn đường, tuyến tụy sẽ tiết ra một hormone là insulin. Insulin có tác dụng đưa các phân tử glucose (đường) từ máu vào tế bào, giúp giảm đường trong máu.
"Nhưng trước khi đưa được glucose vào tế bào thì insulin phải được các receptor (thụ cảm thể trên màng các tế bào) chấp nhận. Ở những người béo phì, các tế bào bị biến đổi, mật độ các receptor với insulin bị giảm, tức là có insulin được tiết ra nhưng lại không thể đưa glucose vào tế bào được, làm glucose trong máu không hạ xuống được, vẫn duy trì ở mức cao.
Trong khi đó, đường trong máu thì tuyến tụy vẫn sẽ nhận được thông tin là "đường huyết đang cao đấy" nên tiếp tục sản xuất insulin, dẫn đến làm việc quá sức. Về lâu dài bị suy yếu, sản xuất không đủ insulin, điều này dẫn đến bệnh tiểu đường type 2", chuyên gia lý giải.
Do đó, ăn nhiều đường dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mọi người nên hạn chế ăn đường từ việc loại bỏ những sản phẩm nhiều đường ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Những loại sữa như sữa đặc, sữa có đường, sữa bột... đều không nên dùng.
Pháp luật và bạn đọc
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường