Thương mại điện tử dịch chuyển theo hướng bền vững
Bền vững sẽ là xu hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Theo một báo cáo vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Lazada công bố, bền vững sẽ là xu hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.
- 22-03-2023CEO Nguyễn Tử Quảng: Bkav đã thử nghiệm thành công một việc nhờ công nghệ giống ChatGPT, sẽ ứng dụng trên Bphone
- 21-03-2023Tỉnh có GRDP bình quân cao nhất Việt Nam sẽ ra sao trong 100 năm nữa theo tưởng tượng của ChatGPT và AI?
- 20-03-2023Thuê bao đang dùng thông tin CMND 9 số có cần chuẩn hóa không?
Thương mại điện tử dịch chuyển theo hướng bền vững - VTV.VN
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 31%, chạm mốc 49 tỷ USD vào năm 2025.
Báo cáo ngành thương mại điện tử năm 2023 cho biết, kinh tế số Việt Nam năm 2022 được đánh giá có sự tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN. Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Thương mại điện tử liên tục tăng trưởng 2 con số, đạt 28% vào năm 2022. Trong nhiều năm qua thương mại điện tử được coi là mô hình kinh doanh mới tạo ra sự thay đổi, biến động liên tục và phá vỡ những quan hệ thương mại truyền thống. Tuy nhiên, theo một báo cáo vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Lazada công bố, bền vững sẽ là xu hướng phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo này, thương mại điện tử thay vì được coi là mô hình mới, đã trở thành một hoạt động tất yếu, đóng vai trò thu hẹp khoảng cách giữa con người, doanh nghiệp, địa phương với nhau, tối ưu hoá các hao phí trung gian để thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo các chuyên gia, thương mại điện tử đang đi vào giai đoạn kinh doanh bền vững, trách nhiệm.
"Kinh doanh ngày nay phải tạo ra những giá trị mới, đó là giá trị không chỉ về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp cần nghĩ ra ngoài vấn đề về kinh tế, để đạt được những giá trị về mặt xã hội, môi trường, đó là cách kinh doanh mới hiện nay", ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết.
Khi đại dịch kết thúc, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, cùng với đó là sự cạnh tranh từ những mô hình thương mại mới khiến mức độ hài lòng của người dùng với thương mại điện tử giảm từ 65% xuống 41%. Thương mại điện tử không thay đổi cũng có nghĩa là sẽ tụt lại.
Thống kê cho thấy, 57% người dùng Việt Nam hiện đã bắt đầu ngừng mua các sản phẩm hay dịch vụ có tác động xấu tới môi trường hoặc xã hội. Vì vậy, lựa chọn tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh sẽ là lựa chọn không thể khác của sàn thương mại điện tử trong tương lai.
VTV News