Thường xuyên ăn gỏi cá, hải sản sống, người đàn ông bị sán "làm tổ" trong não
Mới đây, tại Phú Thọ, một người đàn ông 56 tuổi bị đau nhức đầu liên tục. Khi đi chụp cắt lớp sọ não, họ phát hiện ấu trùng sán đang ký sinh trong não.
- 25-06-2023Sống thọ không khó nếu biết làm 5 điều này mỗi sáng: Có lợi hơn cả uống thuốc bổ!
- 24-06-202330 lời khuyên để đời từ những người đã sống thọ cả thế kỷ: Bạn đã có sẵn bao nhiêu?
- 24-06-2023Sếp lớn Gucci tiết lộ 6 “công thức” để cơ thể luôn trẻ như tuổi đôi mươi: Nam hay nữ đều dễ áp dụng
Sau khi thăm khám, các sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh kết luận trong sọ não bệnh nhân có hình ảnh nang ký sinh trùng (ấu trùng sán não - neurocysticercosis). Bệnh nhân cho biết trước đó thường có thói quen ăn đồ sống như gỏi cá.
Kén sán não là bệnh lý thuộc nhóm nhiễm trùng hệ thần kinh trung hương, mức độ nguy hiểm rất cao. Biểu hiện ban đầu của bệnh là nhức đầu liên tục và lan sang nhiều vùng khác. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể xảy ra những cơn động kinh nặng nhẹ khác nhau, xuất hiện di chứng co giật, giảm chức năng vận động, bác sĩ có thể phải can thiệp ngoại khoa trước rồi mới điều trị bệnh ký sinh trùng.
Trong trường hợp của bệnh nhân trên, bác sĩ đánh giá chưa cần phẫu thuật, nên dùng thuốc làm chết ấu trùng sán não.
Nguy hiểm rình rập khi ăn đồ sống
Các loại thuỷ -hải sản như cá, tôm, sò, ốc, hến, mực, bạch tuộc… ăn sống rất dễ nhiễm ký sinh trùng. Nhiều loại trứng giun sán trôi nổi trong sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua… rồi chui vào sâu vào thịt cá. Con người ăn cá, vào tới hệ tiêu hoá, ấu trùng "nở" thành giun sán và bắt đầu gây hại. Khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thuỷ sản, một số loài có thể gây chết người.
Chẳng hạn như sán lá gan nhỏ (clonorchiasis) khá phổ biến ở các loại cá nước ngọt như cá chép, cá diếc, rô phi… Nó "định cư" và "làm việc" ở gan người, mất khoảng vài tháng mới bắt đầu gây hại, tạo ra các triệu chứng ban đầu như rối loạn tiêu hoá... Loài sán này sống dai tới cả vài chục năm và có nguy cơ gây xơ gan, cổ trướng.
Một loại khác là giun đầu gai (gnathostoma), cũng thường thấy ở cá nước ngọt: tôm, cua, lươn, ếch… Loài này có thể đi dưới da, vào gan, vào mắt, tuỷ sống, chui tới não…
Một loại ấu trùng của giun anisakis simplex cũng được tìm thấy nhiều ở các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, mực, bạch tuộc… Giun anisakis một khi vào được bụng người cũng di chuyển rất nhanh, đi tới đâu gây hại tới đó, có khi tới não và gây tử vong.
Trong thực tế, khi đã ăn đồ sống, dù cẩn trọng đến mấy cũng khó tránh được nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng giun, sán… từ dao, thớt, rau sống. Khi ăn các món không bảo đảm vệ sinh, nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng phải nhập viện điều trị, có trường hợp bị tử vong.
Vì thế, mọi người không nên coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong thời điểm này, nhiều dịch bệnh lây nhiễm đang lan rộng và diễn biến ngày càng phức tạp. Nên hạn chế không ăn các món thịt sống, thịt tái… bởi nguy cơ nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và cho cả cộng đồng.
Đề phòng kén sán não
Đề phòng nhiễm bệnh kén sán não, các bác sĩ khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm ấu trùng như:
- Giữ môi trường sống sạch sẽ
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Không ăn thức ăn chưa nấu chín như: Gỏi cá, tiết canh, thịt lợn tái, không ăn thịt lợn gạo, không ăn sống hoặc tái các loại rau trồng dưới nước như rau ngổ, rau muống, rau cần... mà phải nấu chín kỹ mới ăn
- Luôn rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh
- Hạn chế thả rông lợn. Nếu nuôi lợn thì phải tuân thủ những quy trình xử lý phân, hay ngăn cách địa điểm nuôi với môi trường sống
- Tẩy giun sán định kỳ.
Khi thấy trong người có các biểu hiện như đau nhức đầu liên tục, chóng mặt, mất ngủ... hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phụ nữ số