Thường xuyên bị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường: Đừng quên bổ sung những thực phẩm này để ngăn chặn
Đây đều là những thực phẩm giàu flavonoid thuộc hàng top, ngăn chặn tối đa nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh, giúp bạn khỏe mạnh trông thấy mỗi ngày.
- 21-02-2021Người khôn biết biến cơ hội thành của cải: Áp dụng cách hay, được chuyên gia tài chính khuyến khích trong năm 2021 để đa dạng hóa thu nhập, xoá đi nỗi lo về tiền bạc
- 21-02-2021Từng phải bỏ học, bị dè bỉu vì nghèo khó, Francois Pinault đã "rũ bùn" trở thành tỉ phú giàu 27 thế giới, ông trùm khét tiếng của Gucci, Yves Saint Laurent: Bài học xương máu ở thời nào cũng đúng!
- 21-02-2021Tuổi 39 thất bại liên tiếp, bỏ ngỏ khả năng giải nghệ nhưng cuộc sống của nữ hoàng quần vợt Serena Williams cực đáng ngưỡng mộ: Thống trị sân đấu bằng tài năng, gu thời trang "có 1-0-2" và hôn nhân viên mãn với triệu phú
Flavonoid là các hợp chất polyphenolic có nguồn gốc thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hoạt động kháng vi-rút (để chống lại bệnh cúm ) và chống lạnh (để chống lại cảm lạnh thông thường). Chúng không chỉ giúp chống lại các mầm bệnh mà còn ức chế sự sao chép của chúng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.
Flavonoid thường được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có chúng rất phong phú. Chúng cũng là nhóm chất chuyển hóa thứ cấp lớn nhất được tìm thấy trong thực phẩm, tiếp theo là axit phenolic và amit polyphenolic. Một số flavonoid thiết yếu được tìm thấy trong thực phẩm bao gồm flavon (apigenin, flavone, luteolin), isoflavone, flavonols (quercetin, kaempferol), flavanone glycoside (hesperidin), flavanols (catechin) và anthocyanins.
Một số nghiên cứu đăng tải trên Healthline nhận định, flavonoid hoạt động với các vi khuẩn đường ruột để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh cúm và các bệnh nhiễm virus khác và người ta cần các vi khuẩn thích hợp trong ruột để sử dụng các flavonoid đó kiểm soát phản ứng miễn dịch. Vậy, bạn có biết những loại thực phẩm giàu flavonoid có thể giúp chống lại hoặc ngăn ngừa bệnh cúm và cảm lạnh thông thường?
Danh sách những thực phẩm giàu flavonoid có thể giúp phòng chống bệnh cúm và cảm lạnh thông thường là:
Trái cây giàu flavonoid
Táo và vỏ táo
Táo giàu flavonoid như kaempferol và quercetin, vỏ táo giàu luteolin. Tất cả ba loại flavonoid nói trên được biết là có tác dụng chống tái phát và chống nhiễm trùng đối với virus cúm.
Nho đỏ
Những loại lavonoid phổ biến nhất được tìm thấy trong nho đỏ là anthocyanins, flavonols, catechin và proanthocyanidins. Anthocyanins chỉ được tìm thấy trong nho đỏ so với các loại nho khác. Đây đều là những nguồn chất dồi dào khiến virus cúm "sợ hãi".
Những loại lavonoid phổ biến nhất được tìm thấy trong nho đỏ là anthocyanins, flavonols, catechin và proanthocyanidins.
Mâm xôi đen
Mâm xôi có hoạt tính chống oxy hóa mạnh do sự hiện diện của một số lượng lớn các flavonoid như flavone (luteolin), flavonols (myricetin và quercetin), flavanols (gallocatechin, epigallocatechin và catechin) và anthocyanidins (cyanidin).
Mâm xôi đỏ
Chúng rất giàu flavonoid như quercetin và anthocyanins. Các hoạt động chống oxy hóa của quả mâm xôi đỏ do sự hiện diện của flavonoid. Chúng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi-rút và điều trị cảm lạnh và cúm.
Cam
Chất flavonoid trong cam có thể giúp cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh và cúm như buồn nôn và ho. Nó chứa các flavonoid như quercetin, apigenin và kaempferol. Nước cam cũng rất giàu flavonoid và có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus.
Rau củ giàu flavonoid
Bắp cải đỏ
Bắp cải đỏ muối và tươi có hàm lượng flavonoid cao nhất như catechin, kaempferol, quercetin và apigenin. Cyanidin, một loại anthocyanins là flavonoid chủ yếu trong bắp cải đỏ giúp điều trị nhiều loại virus cúm kháng thuốc.
Bắp cải đỏ muối và tươi có hàm lượng flavonoid cao nhất như catechin, kaempferol, quercetin và apigenin.
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều flavonoid quan trọng như quercetin, myricetin, naringenin, kaempferol, rutin, apigenin và luteolin. Các hợp chất hoạt tính sinh học này có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống virus.
Cải củ Thụy Điển
Cải củ Thụy Điển có thể giúp điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm như đau họng. Khi trộn với mật ong, cải củ Thụy Điển có tác dụng làm long đờm và giúp loại bỏ đờm, giảm ho.
Rau cần tây
Cần tây rất giàu flavonoid như apigenin. Đây là một loại rau thuốc có thể giúp điều trị chứng viêm do virus cúm và virus rhino và làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm như đau họng, đau người và ho.
Hành tây
Hành tây chứa các chất flavonoid như flavonols, anthocyanins, dihydroflavonols, kaempferol, quercetin và apigenin. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn hành sống hoặc hành tây chiên sơ để có được lợi ích tối đa.
Những thực phẩm giàu flavonoids khác
Rượu vang đỏ
Các flavonoid chính được tìm thấy trong rượu vang đỏ bao gồm các flavanol như catechin; flavonols như myricetin và quercetin; anthocyanins như malvidin-3-glucoside. Uống rượu vang đỏ vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại một số chủng virus cúm cùng nhiều loại virus khác.
Các flavonoid chính được tìm thấy trong rượu vang đỏ bao gồm các flavanol như catechin; flavonols như myricetin và quercetin.
Trà đen
Một nghiên cứu trên Health nói rằng trà đen chứa khoảng 200mg flavonoid trên 100ml so với 71-126mgcủa trà xanh trên 100ml. Catechin là flavonoid chính được tìm thấy trong trà đen cùng với isoflavone và anthocyanins.
Đậu nành
Isoflavones flavonoid chủ yếu được tìm thấy trong đậu nành và các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành. Genistein, một loại isoflavone trong đậu nành được biết là làm giảm khả năng lây nhiễm của một số chủng virus, bao gồm virus cúm và rhinovirus.
Cây họ đậu
Các loại đậu bao gồm đậu đen, đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan... đều giàu các loại flavonoid như isoflavone, bao gồm genistein và daidzein. Chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các cơn cảm lạnh và cúm tái phát.
Sô cô la đen
Một nghiên cứu đăng tải trên Healthline từng nói về tác dụng chống virus của ca cao được sử dụng trong sản xuất sô cô la đen. Tác dụng này chủ yếu là do sự hiện diện của các flavonoid như catechin, procyanidins và epicatechin được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm này.
(Nguồn: Health, Healthline, Boldsky)
Nhịp sống Việt