Thủy tinh vàng sa mạc bật mí lịch sử kinh hoàng của Trái đất 29 triệu năm trước
Một thiên thạch đã lao vào Trái Đất cách đây 29 triệu năm trước, để lại các miếng thủy tinh màu vàng bí ẩn trên sa mạc Great Sand Sea.
- 01-12-2023Phát hiện bất ngờ về ngoại hành tinh khổng lồ nặng gấp 13 lần Trái Đất
- 29-11-2023Nga, UAE, Nam Phi "lọt mắt xanh" của Trung Quốc trong siêu dự án ILRS - căn cứ cách Trái đất 384.403km
- 25-11-2023‘Sao chổi quái vật’ cỡ một thành phố đang hướng tới Trái đất
Được biết, Sa mạc Great Sand Sea có diện tích 72.000 km2 trải dài từ phía đông nam Libya đến vùng tây nam đất nước Ai Cập. Nó cũng là nơi duy nhất trên Trái Đất tìm thấy vật liệu thủy tinh màu vàng bí ẩn.
Lần đầu tiên, các chuyên gia mô tả vật liệu này trong một bài báo khoa học xuất bản vào năm 1933, gọi nó là thủy tinh sa mạc Libya.
Các nhà sưu tập khoáng sản từ lâu đã đánh giá cao thuỷ tinh vàng sa mạc vì vẻ đẹp cùng các đặc tính bí ẩn của nó. Thủy tinh sa mạc này còn được tìm thấy trên một mặt dây chuyền trong lăng mộ của vua pharaoh Ai Cập Tutankhamun.
Nguồn gốc của thủy tinh vàng sa mạc là một bí ẩn trong nhiều thế kỷ, nhưng mới đây tạp chí De Gruyter đưa tin rằng, các chuyên gia quốc tế đã sử dụng công nghệ kính hiển vi tân tiến tìm ra được câu trả lời.
Elizaveta Kovaleva, giảng viên tại Đại học Western Cape, viết rằng thủy tinh vàng sa mạc này được tạo ra sau khi một thiên thạch va chạm với bề mặt Trái Đất cách đây khoảng 29 triệu năm trước.
Elizaveta Kovaleva cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu mẫu thủy tinh vàng sa mạc này bằng kỹ thuật kính hiển vi điện tử tân tiến, nó cho phép chúng tôi phóng đại xuyên xấu các hạt vật liệu cực nhỏ (nhỏ 20.000 lần so với độ dày của một tờ giấy) có trong mẫu vật”.
“Sử dụng kỹ thuật phóng đại siêu đỉnh này, chúng tôi đã tìm thấy các khoáng chất siêu nhỏ có trong mẫu thủy tinh vàng sa mạc, bao gồm các biến thể oxit zirconium (ZrO₂). Các biến thể khoáng chất này có cùng thành phần hóa học, nhưng cấu trúc nguyên tử lại khác nhau”.
Theo Elizaveta Kovaleva, loại khoáng chất này được tìm thấy trong thủy tinh hình thành ở mức nhiệt độ từ 2.250 độ C đến 2.700 độ C.
Một biến thể ZrO₂ khác mà các chuyên gia quan sát thấy ở dạng rất hiếm được gọi là ortho-II hoặc OII, biến thể khoáng chất này phải hình thành ở áp suất rất lớn khoảng 130.000 Átmốtphe (atm).
Các bằng chứng về điều kiện áp suất và nhiệt độ cao như vậy cho thấy, thủy tinh vàng sa mạc có thể có nguồn gốc từ vụ va chạm thiên thạch với bề mặt Trái Đất.
Mặc dù các chuyên gia đã giải quyết được một phần bí ẩn, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải mã hoàn toàn. Ví dụ như khi thiên thạch lao vào Trái Đất cách đây 29 triệu năm trước, vậy miếng hố va chạm hiện đang ở đâu trên sa mạc Great Sand Sea? Nó lớn đến mức nào? Hay phải chăng miệng hố đã bị xói mòn, biến dạng hoặc bị cát bao phủ nằm bên dưới?
VTC