Tích lũy cả năm được 600 triệu, nên đầu tư vào đâu?
Sau một năm lao động và tích góp, cuối năm thường là thời điểm câu hỏi “Đầu tư vào đâu?” để vừa có tỷ suất lợi nhuận cao, vừa an toàn cho khoản tiết kiệm 600 – 1 tỷ đồng được mọi người lấy ra làm chủ đề bàn tán sôi nổi nhất.
Tiền gửi ngân hàng: Ăn chắc mặc bền
Có thể nói, tiền gửi tiết kiệm luôn là lựa chọn phổ cập của nhiều người vì tính thanh khoản cao, không sợ “lỗ” vì trường hợp lạm phát cao hơn lãi suất là rất hiếm.
Nhưng đặt trong so sánh, nếu gửi tiền theo năm, lãi suất ngân hàng cũng chỉ dao dộng ở mức 5 – 7,9%/năm, tương ứng khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng tiền lãi. Chưa kể qua thời gian, số vốn 1 tỷ đồng bỏ ra ban đầu sẽ dần mất giá trị vì lạm phát.
Do đó, gửi tiền ngân hàng là kênh được ưa chuộng đối với chủ yếu những người thích “ăn chắc mặc bền”, ít năng khiếu đầu tư và kinh doanh, không có nhiều thời gian theo dõi diễn biến thị trường.
Vàng: Thấp thỏm “canh sóng”
Kim loại quý được xem là kênh đầu tư truyền thống của người châu Á, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ. Tuy nhiên trên thực tế, việc đầu tư vào vàng không được Nhà nước khuyến khích nên tiềm ẩn rủi ro.
Vì vậy nhà đầu tư chỉ có thể mua vàng để tích trữ, hoặc muốn kiếm lời cần canh “sóng vàng” để mua vào, bán ra. Đây là nhiệm vụ tốn nhiều tâm sức vì giá vàng luôn là một ẩn số không thể lường trước, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe nền kinh tế quốc gia và các nước, giá ngoại tệ, giá dầu, lãi suất quốc tế…
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy giá vàng trong nước chưa liên thông với giá vàng thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố bất trắc khiến nhiều người dân ”chùn tay” với vàng.
Chứng khoán: Không dành cho tay mơ
Tính về tỷ suất, 2017 tiếp tục là một năm thắng lợi của chứng khoán, đồng nghĩa đây vẫn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn, với nguyên lý “cổ phiếu thường – lợi nhuận phi thường”.
Từ đầu năm đến nay, chỉ số VnIndex đã tăng đến gần 27%, thuộc top đầu khu vực. Nếu so sánh với lãi suất ngân hàng, tỷ lệ này cao gấp 3 – 4 lần.
Tuy nhiên với sự phân hóa mạnh của các mã ngành, có nhà đầu tư sẽ “hốt bạc”, ở chiều ngược lại cũng có người ôm thua lỗ. Do đó, nếu không am tường về tình hình doanh nghiệp, thị trường và biến động của các mã cổ phiếu, nhà đầu tư cần xem xét trước khi đổ tiền vào kênh này để tránh tiền mất tật, tật mang.
Bất động sản: Tấc đất, tấc vàng
Như quan niệm “tấc đất, tấc vàng” của người Việt, bất động sản phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây mang lại nhiều cơ hội kiếm lời cho các nhà đầu tư. Nhưng với đồng vốn hạn hẹp từ 1 tỷ đổ lại kéo số lượng hạn chế hơn các lựa chọn, nhà đầu tư vẫn cần tính toán để đưa ra giải pháp đầu tư hiệu quả.
Đầu tư vào căn hộ chung cư thương mại tầm trung từ lâu đã rơi khỏi nhóm “1 vốn 4 lời”, do giá trị xuống nhanh theo thời gian khi xuất hiện các dự án mới trong khu vực lân cận, còn để cho thuê thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 3-4%/năm.
Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh mới nổi trong những năm gần đây. Tuy nhiên với đất nền bất động sản ven biển, mặc dù lợi nhuận cao, nhưng số vốn ban đầu cần đến cả chục tỷ đồng.
Đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều chủ đầu tư đã cung cấp dòng sản phẩm căn hộ khách sạn - condotel mới với chính sách đầu tư linh hoạt, nhưng vẫn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tối ưu.
Đơn cử như dòng sản phẩm condotel dự án The Coastal Hill trong quần thể FLC Quy Nhơn của Tập đoàn FLC, chỉ với số vốn ban đầu khoảng 540 triệu đồng, nhà đầu tư vẫn có thể sở hữu căn hộ trị giá 1,5 tỷ đồng sau khi được ngân hàng hỗ trợ tín dụng.
Với cam kết tối thiểu lợi nhuận 10% liên tục trong 10 năm đầu tiên từ đơn vị phát triển, mỗi năm nhà đầu tư sẽ thu về 140 triệu tiền thuê, chưa kể 54 triệu từ việc sang nhượng 15 đêm nghỉ miễn phí do FLC trao tặng. Như vậy, nhà đầu tư có thể bỏ túi 194 triệu trong năm đầu tiên, tương ứng tỷ suất lợi nhuận lên tới hơn 30% mà không cần lo thị trường “nhảy múa”.