MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiền trực thăng - học thuyết kinh tế rủi ro và từng bị coi thường giờ lại trở thành một ý tưởng hay ho

24-09-2019 - 09:02 AM | Tài chính quốc tế

Tiền trực thăng không phải là một bữa ăn trưa miễn phí, nhưng có thể là bữa ăn giá trị nhất khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra, theo các nhà kinh tế học của Bloomberg.

Giống như một cuộc thi sáng tạo, một số tên tuổi lớn nhất trong tài chính đang cố gắng tìm tòi những ý tưởng mới. Bởi hiếm có ai nghĩ rằng các ngân hàng trung ương có thể sửa chữa một nền kinh tế thế giới đang bị đình trệ với các công cụ hiện tại của họ.

Các đề xuất cho đến nay - bao gồm những ý kiến gần đây của tỷ phú Ray Dalio và chính sách tiền tệ Stanley Fischer - có một điểm chung: dự đoán các ngân hàng trung ương toàn năng một thời sẽ hợp tác với các chính phủ nhưng vai trò sẽ giảm đi.

Có một loại kích thích từng là cấm kỵ, một phần vì nó có nguy cơ làm xói mòn sự độc lập khỏi chính trị mà các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có được. Lịch sử tràn ngập những câu chuyện cảnh báo trong đó việc làm mờ ranh giới giữa ngân hàng trung ương và kho bạc sẽ dẫn đến lạm phát.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, giảm phát là mối đe dọa lớn. Có nhiều sự đồng thuận rằng cần phải chiến đấu với cuộc suy thoái tiếp theo bằng cách bơm tiền mặt trực tiếp - thường được gọi là tiền trực thăng, và các ngân hàng trung ương không thể tự phân phối.

"Đẩy sợi dây" nền kinh tế

"Đẩy sợi dây" (push on a string) là tình cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng không thể kích thích tiêu dùng và đầu tư, cho thấy giới hạn của chính sách tiền tệ và sự bất lực của các ngân hàng trung ương. Trái ngược với khả năng "kéo" nền kinh tế chậm lại bằng thu hẹp cung tiền, ngân hàng trung ương không thể cứ "đẩy" nền kinh tế tăng trưởng mãi bằng cách mở rộng cung tiền.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể khuyến khích các chủ thể tư nhân chi tiêu hoặc đầu tư, bằng cách làm cho tiền rẻ hơn để vay. Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn lịch sử, lãi suất đã gần chạm đáy và thẻ tín dụng của các hộ gia đình và doanh nghiệp đã đạt mức tối đa. Trong kỷ nguyên lãi suất thấp, chủ yếu là các chính phủ thực hiện việc vay mượn.

Tiền trực thăng - học thuyết kinh tế rủi ro và từng bị coi thường giờ lại trở thành một ý tưởng hay ho - Ảnh 1.

Tình cảnh "đẩy sợi dây" có vẻ như đã quay trở lại, Lawrence Summers, cựu  Bộ trưởng Tài chính Mỹ và hiện là giáo sư Đại học Harvard, trao đổi với Bloomberg gần đây. "Chúng tôi đã phải suy nghĩ nhiều hơn để ổn định kinh tế, về các cơ chế liên quan đến thúc đẩy nhu cầu trực tiếp."

Đó là quy tắc liên quan đến chính sách tài khóa. Thông qua ngân sách của mình, các chính phủ không phải "đẩy sợi dây" - họ có thể chi trực tiếp vào nền kinh tế hoặc tăng sức mua của người tiêu dùng/doanh nghiệp bằng cách cắt giảm thuế.

Ý tưởng mới về việc các ngân hàng trung ương cũng có thể tham gia vào hành động này được gọi là hợp tác tài khoá - tiền tệ, mà các nhà kinh tế hiện đang cố gắng thực hiện. Nó có thể giải quyết vấn đề, và có thể sinh ra những vấn đề mới.

Các chính phủ thường bị những người giám sát chính sách tiền tệ chỉ trích - vì chậm cung cấp hỗ trợ tài chính, thường cần sự chấp thuận của hàng trăm nhà lập pháp, những người lo lắng nợ quốc gia tăng thêm. Các ngân hàng trung ương có thể hành động nhanh hơn.

Các ngân hàng sẽ có được một số công cụ mới mạnh mẽ. Nhưng họ có thể phải chấp nhận rằng sự độc lập chính trị sẽ có những giới hạn, đặc biệt là trong thời điểm ông Trump liên tục công kích Cục Dự trữ Liên bang và Chủ tịch Jerome Powell.

Một bài báo gần đây của BlackRock Inc. và cựu phó chủ tịch của Fed Fischer đã lập luận rằng kích thích tiền tệ không còn là cách để thúc đẩy các nền kinh tế nữa, trong khi chính sách tài khóa không thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một giải pháp là kết hợp chúng với nhau - ví dụ, bằng cách để các ngân hàng trung ương tạo ra tiền để hỗ trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ. Các tác giả của BlackRock cho biết, thách thức là áp dụng các biện pháp hiếm khi được sử dụng trong các quy tắc rõ ràng - để các ngân hàng trung ương giữ được sự độc lập và có thể áp dụng biện pháp kìm hãm nếu chi tiêu của chính phủ vượt khỏi tầm kiểm soát.

Đề xuất của họ liên quan đến một quỹ tài chính khẩn cấp mà các ngân hàng trung ương có thể kích hoạt khi lạm phát dưới mức mục tiêu và không thể cắt giảm lãi suất nữa. Dòng tiền sẽ tự động ngừng sau khi giá trở lại đúng hướng.

Một loại kích thích mới

Có nhiều ý kiến trùng nhau về những gì các ngân hàng trung ương có thể làm tiếp theo - miễn là họ được chính phủ cho phép.

Ông Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, nói với Bloomberg, khi suy thoái tới, nới lỏng định lượng (QE) và lãi suất sẽ không hiệu quả mà cần chính sách tài khóa và tiền tệ hoá nợ (debt monetization).

Lý thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) cho rằng chi tiêu và thuế của chính phủ là công cụ điều khiển nền kinh tế tốt hơn lãi suất, cũng được hưởng ứng. MMT thoải mái hỗ trợ tài chính cho thâm hụt ngân sách, và không thấy nó khác nhiều so với bán trái phiếu.

Nhà bình luận tài chính Frances Coppola cũng kêu gọi tiền của ngân hàng trung ương rót thẳng vào tài khoản ngân hàng của các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ. Theo bà, loại kích thích này sẽ đem lại tăng trưởng nhiều hơn và phân phối tốt hơn, cũng như giải quyết các thách thức như dân số già và tự động hóa.

Hợp tác hay đấu tranh?

Nếu môi trường hậu khủng hoảng củng cố cho trường hợp lý thuyết về hợp tác, thì trên thực tế nó thường dẫn đến mối quan hệ bất thường giữa các chính trị gia và các nhà kỹ trị.

Cuộc công kích của ông Trump chống lại Chủ tịch Fed Powell, và những bất đồng giữa người đứng đầu Ngân hàng Anh Mark Carney với các chính trị gia ủng hộ Brexit như Thủ tướng Boris Johnson, chỉ là hai ví dụ.

Ở Nhật Bản, sự hợp tác rất thuận lợi. Ngân hàng Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe, để phản ánh nền kinh tế với sự pha trộn giữa kích thích tiền tệ và chi tiêu tài khóa. Ngân hàng này hiện nắm giữ 43% số nợ quốc gia.

Các ngân hàng trung ương phụ thuộc

Thị trường không kỳ vọng chính phủ Nhật Bản có thể trả được khoản nợ này, chiến lược gia Athanasios Vamvakidis của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch đã viết trong một báo cáo tháng 7. Ngân hàng Nhật Bản cũng có thể làm cho nó rõ ràng.

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên giảm lãi suất về 0 và là nước đầu tiên thử nới lỏng định lượng. Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính phủ, Ngân hàng Nhật Bản có thể cung cấp một kế hoạch chi tiết cho những ý tưởng mới nhất về hoạt động ngân hàng trung ương.

Theo ông Joachim Fels, cố vấn kinh tế toàn cầu của Pacific Investment Management Co., sự độc lập của ngân hàng trung ương ngày càng giống như một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi đã đi qua thời rực rỡ nhất. Dù thích hay không, hãy làm quen với các ngân hàng trung ương không còn độc lập.

Khánh An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên