Tiếp tục "đi xa" kế hoạch lợi nhuận, cổ phiếu "Vua cá tra Hùng Vương" HVG lại lao dốc
“Vua cá tra” Hùng Vương tiếp tục lỗ, nợ vay vẫn ở mức cao.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV (niên độ tài chính 01/10/2016 - 30/09/2017) của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG ) cho thấy, công ty chỉ đạt mức lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 6 tỷ đồng trên tổng doanh số 3.588 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu quý IV tăng 14% so cùng kỳ và lợi nhuận cũng được cải thiện so với khoản lỗ 112,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Nhưng với kết quả này thì kết quả mà HVG ghi nhận trong cả năm tài chính 2017 ghi lỗ tổng cộng 132 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần con số lỗ 49 tỷ đồng năm trước đó.
Dù đây chỉ là báo cáo do HVG tự lập và chưa có thuyết minh nhưng kết quả này lần nữa cho thấy, kế hoạch kinh doanh của HVG lần nữa bị phá vỡ. Cho cả niên độ, doanh số của HVG đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 15.864 tỷ đồng. Kết quả này khá xa so với kế hoạch doanh thu 20.000 tỷ và 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong đại hội đầu năm nay.
Khi đó, HĐQT HVG cho rằng, cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng khả quan nhất trong ngành thủy sản cả về giá trị lẫn sản lượng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
HVG còn cho biết Công ty còn đang dự trữ đến 33.000 tấn fillet thành phẩm và lạc quan cho rằng, với giá xuất khẩu như hiện tại, chỉ riêng việc bán hàng tồn kho cũng mang về cho Hùng Vương khoản lợi nhuận tương đối lớn.
HĐQT HVG cũng dự kiến trong năm nay, Công ty sẽ hoàn thiện các tiêu chí như giảm chi phí tài chính, giảm hàng tồn kho, giảm 40% nợ vay ngắn hạn. Tuy nhiên, dù đã rao bán hàng loạt khu đất tại TP HCM nhưng đến 30/9, HVG đang treo con số nợ lên đến 10.863 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm 7.016 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so mức 7.649 tỷ đồng của đầu kỳ; nợ vay dài hạn vẫn còn 888 tỷ, chỉ giảm nhẹ so với mức 1.059 tỷ đồng của đầu kỳ.
Trong những năm qua, HĐQT HVG vẫn luôn lạc quan với kế hoạch kinh doanh của mình nhưng kết quả đạt được thì đang chứng minh điều ngược lại. Khoảng cách giữa kế hoạch của HĐQT HVG đưa ra và kết quả thực hiện vẫn quá xa vời.
Không những vậy, HVG còn thường xuyên công bố thông tin sai lệch và nhiều lần bị UBCKNN xử phạt và bị Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM đưa vào diện cảnh báo. Năm 2016, báo cáo tài chính sau kiểm toán của HVG ghi nhận mức lỗ 49 tỷ đồng, chênh lệch lớn so với con số 309 tỷ đồng mà công ty này tự lập. Giữa niên độ năm nay, HVG cũng đã lần nữa bị kiểm toán điều chỉnh tăng lỗ thêm 140 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG đang sụt giảm mạnh trong phiên sáng ngày 01/11 sau một thời gian lình xình vùng giá thấp.
Diễn biến cổ phiếu HVG trong vòng 1 năm
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Kết quả kinh doanh quý 3
Xem tất cả >>- Long Giang Land (LGL): 9 tháng lãi chưa đến 12 tỷ đồng, còn cách rất xa mục tiêu lãi trăm tỷ năm 2017
- Lãi đột biến so với cùng kỳ, TDC vẫn còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận cả năm
- Thibidi (THI): LNST 9 tháng tăng 28% so với cùng kỳ nhờ khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm
- Phú Tài (PTB): 9 tháng lãi 230 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016
- Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN): Quý 3 lãi 56 tỷ đồng, nâng tổng LNST từ sau CPH lên 189 tỷ đồng