Tiết kiệm được vài chục triệu đồng trong nửa năm nhờ thay đổi những thói quen đơn giản nhất
Nhờ biết tiêu tiền đúng, giảm bớt khoản chi lãng phí, những cô gái dưới đây đã tiết kiệm được nhiều hơn cho chính mình.
- 08-07-2024Cụ ông 103 tuổi nhờ chăm ăn 1 loại hạt trường thọ có bán ở chợ Việt: Giúp chắc khoẻ xương, giảm lipid máu, chậm già hiệu quả
- 07-07-20241 loại quả mùa hè có trong mâm cơm Việt được ví như sâm cho người nghèo, hạ đường huyết, bơm máu, cực nhuận tràng
- 06-07-2024Mẹ không biết chữ dạy con từ học sinh cá biệt thành giám đốc tập đoàn lớn: Không học thêm, chỉ áp dụng bằng 1 bản hợp đồng
Tiêu dùng lãng phí đến từ những chi tiêu nhỏ nhặt thường ngày mà chúng ta không để ý, chẳng hạn như lỡ tay mua thêm quần áo mới, hoặc đi siêu thị mua thực phẩm nấu nướng nhưng lại trở về nhà với với hàng đống túi đồ ăn vặt,... Chính vì, thế những thói quen chi tiêu "thiếu kiểm soát" này đã khiến túi tiền của bạn cạn kiệt lúc nào không hay.
Nhờ việc biết tiêu tiền đúng, giảm bớt khoản chi lãng phí, hai cô gái dưới đây đã tiết kiệm được nhiều hơn cho mình.
Thay đổi thói quen tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất
Linh Dao (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ cô nàng chưa bao giờ giỏi trong việc kiểm soát bản thân, việc chi tiêu cũng vậy. Cho đến thời điểm gia đình cần cô nàng giúp đỡ tài chính, Linh Dao mới thoát khỏi cuộc sống vô lo vô nghĩ.
"Nhận thức được vấn đề nghiêm trọng nhất của mình là chi tiêu không kiểm soát, mình lên kế hoạch để thay đổi bản thân từ những điều nhỏ nhặt trước", Linh Dao tâm sự. Dưới đây là những biến chuyển của cô nàng trong cách quản lý tài chính:
- Suy nghĩ trước mọi quyết định mua hàng
Linh Dao bắt bản thân phải suy nghĩ trước mọi quyết định mua hàng, tìm ra điểm không cần thiết của món đồ đó để khiến bản thân không xuống tiền nữa. Ví dụ, trước đây, cô nàng có thể bỏ 2 triệu để mua 1 chiếc áo giống với thần tượng, dù có khi đó chẳng phải phong cách của mình. Nhưng giờ đây, mặc dù vẫn rất thích sưu tầm những món đồ như thế, Linh Dao lại đưa ra một lý do khiến bản thân mình có thể từ bỏ sở thích lãng phí đó.
- Từ bỏ những khoản chi không cần thiết
Linh Đao học cách ghi chép lại những món đồ không cần thiết đang có mặt trong nhà. Với cô nàng, thói quen này khiến bản thân nhận thức được "sự không cần thiết" của những món đồ "tưởng chừng như cần thiết". Chỉ khi nhận thức được giá trị của từng món đồ, Linh Dao mới cắt nó được ra khỏi cuộc sống.
Sau khi lên được một danh sách các thứ không cần thiết, cô nàng điểm lại thói quen chi tiêu bằng cách viết ra tất cả những đầu mục tốn kém nhất mà mình từng tiêu, nhờ đó ước tính được phần trăm các khoản đó so với thu nhập thực tế của mình.
- Học cách tạo lập ngân sách
Linh Dao bắt đầu lên ngân sách cố định cho từng khoản chi tiêu chứ không "thả cửa" như trước nữa. Cô nàng cố gắng đưa bản thân vào các giới hạn và không vượt qua hạn mức đặt ra trước đó. Điều này từng rất khó khăn, vì trước đó, não bộ cô nàng đã tập quen với việc chi tiêu quá tay.
Để tạo lập ngân sách thành công, Linh Dao đã khuyến khích bản thân bằng cách: Nếu tháng nào không tiêu quá giới hạn, cô nàng sẽ tự thưởng bản thân món đồ yêu thích chẳng dám mua. Nếu tiêu quá giới hạn, sẽ khấu trừ khoản đó vào tháng sau. Cứ liên tục thực hiện trong khoảng nửa năm, cô nàng bắt đầu quen dần hơn với những giới hạn chi tiêu. Và cảm giác thỏa mãn đó kích thích cô nàng càng cố gắng hơn.
Phân bổ cụ thể nguồn thu
Hiện cô nàng đang làm 2 công việc cùng lúc. Và khi nguồn thu tăng lên, Linh Dao bắt buộc phải phân bổ nó ra một cách cụ thể. Thời điểm đó, cô nàng có những đầu mục: Tiền sinh hoạt - Tiền trả nợ - Tiền tiết kiệm - Tiền dự phòng rủi ro. Việc tiết kiệm là tốt, nhưng với cô nàng, thay vì tiết kiệm quá mức, Linh Dao sẽ tìm mọi cách để tăng nguồn thu lên.
Tiết kiệm 100 triệu đồng sau nửa năm
Thuý Phạm (26 tuổi, Hà Nội) cho hay chỉ trong nửa năm 2024, cô nàng đã tiết kiệm được 100 triệu đồng - một thành quả tài chính mà đến chính chủ cũng phải kinh ngạc.
Để cất riêng được 100 triệu đồng/tháng, cô nàng duy trì thói quen trích trung bình 40% thu nhập vào quỹ tiết kiệm. Và để việc tiết kiệm không "trồi sụt thất thường", Thuý Phạm đã lập hẳn 1 bảng kế hoạch tiết kiệm theo từng tháng. Nếu có tháng nào, Thuý Phạm không hoàn thành mục tiêu tiết kiệm được 40% thu nhập thì tháng sao sẽ cần phải cắt giảm chi tiêu, hoặc tìm cách gia tăng thu nhập để bù vào.
"Sau nửa năm, mình tiết kiệm được 87 triệu đồng từ tiền lương. Phần còn lại trong khoản tiết kiệm 100 triệu đồng đến từ sinh lời chứng khoán, chứng chỉ quỹ và một số khoản đầu tư nhỏ khác", Thuý Phạm nói.
Dưới đây là một vài nguyên tắc tiết kiệm mà Thuý Phạm đang áp dụng:
- Cắt giảm các khoản tiêu dùng lãng phí
Có một thời điểm, Thuý Phạm coi việc mua sắm và đặt đồ ăn bên ngoài là cách giúp bản thân giảm căng thẳng. Nhưng trải qua một khoảng thời gian, từ việc lắng nghe cơ thể và tìm ra thói quen lành mạnh để đối phó stress, cô nàng đã có thể cắt bớt nhiều khoản tiêu dùng lãng phí.
"Trong nửa năm, mình rất ít gọi đồ ăn mua sẵn, kể cả khi đi làm. Trung bình, một tháng mình chỉ đi ăn ngoài khoảng 3-4 lần. Tự nấu tại nhà giúp mình tiết kiệm được rất nhiều.
Quần áo và mỹ phẩm cũng được mình hạn chế mua thêm. Mình đặc biệt thích tận dụng lại quần áo cũ để cắt giảm chi phí mua sắm. Bên cạnh đó, do làm nhiều công việc cùng lúc, không có nhiều thời gian đi chơi nên mình không mất quá tiền cho khoản trưng diện bên ngoài".
- Ưu tiên mang tiền mặt ra đường
Thuý Phạm chia sẻ, với nhiều người chuyển khoản là hình thức thanh toán thuận tiện và dễ theo dõi cách chi tiêu. Tuy nhiên, với cô nàng thì chúng có thể khiến bản thân xài tiền nhiều hơn.
"Vào đầu tháng, sau khi trừ đi chi phí cố định như tiền nhà, biếu bố mẹ, tiền xăng xe,... mình sẽ đi rút tiền mặt 1,5 triệu đồng và cất trong ví. Đây sẽ là khoản tiền mình cho chi tiêu cá nhân và mua sắm đồ yêu thích. Do giới hạn mức chi phí như thế nên mình dễ dàng đạt mục tiêu cất riêng 40% thu nhập hàng tháng hơn. Ngoài ra, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì khi số tiền giảm đi trong ví, bạn sẽ biết sống tiết kiệm lại", Thuý Phạm bày tỏ.
Nhịp sống thị trường