Tiết lộ hoa hồng 'chốt đơn' của các 'chiến thần review': Cứ bán 1 tỷ tiền hàng thì bỏ túi khoảng 100 triệu
Thông tin này được hé lộ bởi cô nàng beauty blogger An Phương - người có kinh nghiệm làm việc với hơn 20 nhãn hàng và có hơn chục buổi livestream tiếp thị sản phẩm.
- 10-04-2023Nghiên cứu 470.000 người của ĐH Oxford chỉ ra: Ăn ít 1 loại thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm người Việt giúp giảm nguy cơ ung thư đáng kể
- 10-04-20239 sự thật người giàu chưa bao giờ tiết lộ với ai: Không phải cứ giàu là thông minh, coi việc không tiêu tiền giống như kiếm được tiền
- 07-04-2023Ngược đời người đàn ông nhà penthouse nhưng gia đình đến thăm lại thuê một căn hộ giá rẻ tiếp đón: Càng giàu càng có nỗi khổ tâm ít ai hiểu
Affilate marketing (hay còn gọi là tiếp thị liên kết) đang là một trong những hình thức tiếp thị mang đến nhiều lợi ích cho các thương hượng trên thị trường. Nhãn hàng sẽ tìm kiếm các KOLs/KOC, reviewer,... có tiếng giúp công ty quảng cáo sản phẩm tới khách hàng bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau, trong đó có bán hàng qua livestream. Với cách làm này, các KOLs/KOC, reviewer,... sẽ đóng vai trò là người livestream trực tiếp tiếp thị sản phẩm, rồi nhận hoa hồng từ nhãn hàng đó. Đây là một cách tiếp cận thông minh, ít tốn kém và đánh động vào đúng phân khúc khách hàng tiềm năng nên rất thịnh hành trong thời buổi ngày nay.
Với sự hợp tác giữa nhãn hàng và những người có ảnh hưởng, các livestream bán hàng thu hút được rất nhiều người xem, nhờ vậy các đơn hàng cũng được ''chốt'' liên tục và thu về doanh số cực ''khủng''. Chính bởi vậy, mà ''thu nhập tiền tỷ'', ''hàng chục nghìn đơn'', ''bán sạch kho'' là những cụm từ được nhớ đến khi nhắc tới hình thức livestream bán hàng qua mạng này. Chưa hết, sự thành công của các KOLs/KOC, TikToker, reviewer khi lấn sân sang mảng livestream cũng khiến nhiều người lập tức khẳng định công việc này có thu nhập cực cao, ai làm cũng nhanh giàu. Chính vì vậy, người ta cũng không khỏi tò mò về số tiền mà các KOLs/KOC, TikToker, người livestream (livestreamer) nhận được sau những màn livestream có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng.
Trở lại với câu hỏi các livetreamer kiếm được bao nhiêu tiền sau các livestream tiền tỷ, mới đây An Phương - Beauty blogger có tiếng trong giới đã đăng tải video chia sẻ thẳng thắn về con số mà nhiều người tò mò. Được biết, An Phương cũng thường xuyên nhận hợp đồng quảng cáo, livestream cho các nhãn hàng nổi tiếng trên thị trường nên cô nắm rất rõ vấn đề này. Hiện cô nàng đang làm việc với hơn 20 brand khác nhau. Các thông tin mà An Phương đưa ra trong clip đều dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình.
Hé lộ thu nhập của TikToker sau các livestream tiền tỷ (TikTok: @anphuongtruong
Ngay từ đầu video, cô bạn này đã khẳng định ''livestream tiền tỷ không có màu hồng'' như nhiều người vẫn tưởng. Cụ thể, một buổi livestream bán hàng có doanh thu 1 tỷ đồng thì số tiền các TikToker hay livestreamer nhận lại chỉ cao hơn 100 triệu một chút mà thôi (áp dụng cho các nhà sáng tạo làm tiếp thị liên kết với các thương hiệu, rút hoa hồng trực tiếp từ sàn).
Cô nàng chia sẻ thêm về phần trăm mà những livestreamer nhận được trên doanh thu của buổi livestream như sau: Từ 15-20% sẽ là phần trăm hoa hồng các nhà sáng tạo nội dung nhận được khi làm việc trực tiếp với brand. Các bạn livestreamer chuyên nghiệp có thể chốt được hợp đồng có mức hoa hồng cao hơn dựa trên doanh số bán được. Tuy nhiên, phần chênh lệch sẽ không quá nhiều vì nhãn hàng đã có phần ngân sách nhất định cho hoạt động này rồi.
Để dễ dàng hình dung, An Phương lấy ví dụ, một livestream có doanh thu 1 tỷ đồng thì livestreamer sẽ nhận được 15 -20% hoa hồng (tức là khoảng 150 - 200 triệu đồng). Tuy nhiên, con số thực tế khi về đến túi chỉ hơn 100 triệu một chút thôi vì còn phải chịu nhiều loại phí, thuế khác nữa. Theo cô nàng này, có đến 9 loại phí và thuế khác nhau mà một TikToker/ livestreamer sẽ phải trả, đó là:
1. Thuế thu nhập cá nhân: Mức thuế này có thể dao động từ 10- 35% tuỳ vào thu nhập của người đó
2. Phí con người: Đây là số tiền mà livestreamer sẽ phải trả cho các nhân lực hỗ trợ trong livestream
3. Phí máy móc: Tiền thuê nhà, thuê studio, tiền thuê máy quay, tiền 4G, tiền mạng...
4. Phí hậu cần: Đồ ăn cho team, tiền đi lại của nhân sự và cả khách mời tham gia livestream
5. Phí quảng cáo: Livestreamer sẽ phải trả phí quảng cáo cho các buổi livestream, teaser trên các nền tảng
6. Phí quà giveaway (có hoặc không) tuỳ thuộc vào chương trình của mỗi người
7. Phí làm đẹp: Số tiền này cần phải chi trả cho trang phục, makeup,... để tân trang diện mạo cho mỗi lần livestream
8. Phí sức khoẻ: Theo An Phương, đây là 1 trong 2 loại phí đắt nhất mà livestreamer cần trả. Lý do là bởi mỗi lần livestream rất tốn sức, vì vậy cần phải đầu tư để cải thiện tình trạng sức khoẻ, chưa kể những lần bị ốm sẽ phải ''huỷ kèo'' với các brand khác nên càng phải đầu tư nhiều hơn
9. Phí thời gian: Để hoạt động cho 1 buổi livestream, thì cần chuẩn bị rất lâu và rất tốn thời gian. Điều này có nghĩa team sẽ không làm được gì khác, không kiếm tiền từ các nguồn khác mà chỉ tập trung cho buổi livestream đó mà thôi. Có thể nói, thời gian và sức khoẻ là 2 mức phí không thể tính được bằng tiền.
Vậy, từ chia sẻ của cô nàng TikToker này, có thể thấy số tiền mà các TikToker, livestreamer thu về sau các màn ''chốt đơn'' tiền tỷ trên livestream không hề ''cao ngất ngưởng'' như mọi người thường nghĩ. Dù thu nhập cho mỗi lần không ''màu hồng'', nhưng An Phương cho biết bản thân vẫn làm vì xác định livestream cho vui và muốn tri ân các follower của mình. Ngoài ra, cô nàng cũng luôn muốn tìm các deal rẻ để người theo dõi kênh của cô nàng có thể mua được các sản phẩm chất lượng và nhiều ưu đãi nhất.
Video: TikTok @anphuongtruong
Thể thao & văn hóa