Tiết lộ những vật dụng cần thiết trong túi sơ cứu cho tài xế Việt
Những chiếc túi nhỏ nhưng lại chứa đủ các
- 29-10-2024Con làm phép tính 25:5=5 bị cô giáo gạch sai gây bức xúc, phụ huynh nghe giải thích mà phải dành lời khen cho người ra đề
- 29-10-2024Người phụ nữ 39 tuổi chưa học hết đại học nhưng kiếm được 450 triệu đồng/tháng bằng công việc chỉ cần làm 4 giờ/ngày
- 29-10-2024Bác sĩ 102 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ nhờ 1 loại cá giàu canxi hơn cả sữa, lại dồi dào omega-3: Bán sẵn ở chợ Việt
Tầm quan trọng của kỹ năng Sơ cứu với an toàn của người dân và cộng đồng
Thông tin từ cuộc họp giữa Bộ Y tế và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc triển khai Đề án "Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030" ngày 18/9 vừa qua cho biết, năm 2023 tại 61 tỉnh, thành phố có 1.106.643 trường hợp tai nạn thương tích ghi nhận tại các cơ sở y tế với tỷ suất là 1.144,8/100.000 người, trong đó có 9.815 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 0,89%.
Trong giai đoạn 2019-2023, mỗi năm có hơn 30.000 người tử vong do tai nạn thương tích, chiếm 7% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Khoảng hơn 80 người tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn lao động là những nguyên nhân hàng đầu
Tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ghi nhận tại các cơ sở y tế là 10,15/100.000 người. Bộ Y tế đánh giá, nếu ai cũng được học và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu thì sẽ giảm thiểu được số ca tử vong do tai nạn như trên.
Khi tai nạn xảy ra, việc sơ cấp cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, vì có thể cứu được mạng người nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, hoặc vết thương chảy máu quá nhiều, bất tỉnh, hôn mê, say nắng, gãy xương lớn, gãy xương cột sống… hoặc giúp nạn nhân giảm bớt lo sợ, giảm chấn thương tâm lý, giảm mất máu, giảm đau đớn và giảm những biến chứng sau này do được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách.
Thông tin tại cuộc họp cho thấy các hoạt động sơ cấp cứu của ngành Y tế sau khi xảy ra tai nạn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực được huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, thiếu trang thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động sơ cấp cứu đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thống kê từ hệ thống Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023 cho biết, trung bình mỗi năm hệ thống sơ cấp cứu khoảng 50.000 nạn nhân, giúp họ an toàn trước khi chuyển đến cơ sở y tế, chiếm khoảng 0,5% tổng số nạn nhân tai nạn thương tích trên cả nước.
Từ thực tế này, có thể thấy việc nâng cao năng lực của người dân về hoạt động sơ cấp cứu và triển khai hoạt động sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng là vô cùng cần thiết, góp phần bảo vệ tính mạng của người dân khi bị tai nạn, thương tích, xây dựng một Việt Nam an toàn, phát triển bền vững.
Sơ cứu - 1 trong 3 kỹ năng sống quan trọng nhất
Theo các chuyên gia y tế, sơ cứu hiện được coi là một trong ba kỹ năng sống quan trọng nhất, bên cạnh kỹ năng tự vệ và kỹ năng ứng phó thiên tai. Những giây đầu tiên sau khi tai nạn xảy ra thường đóng vai trò quyết định, và việc có kiến thức sơ cứu cơ bản có thể là yếu tố cứu sống nạn nhân trước khi nhân viên y tế có mặt.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai), tác giả của cuốn sách "3 phút sơ cứu" cho biết tại buổi chia sẻ kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp của Bệnh viện Bạch Mai như sau: Mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục.
Theo bác sĩ Hùng, nguyên tắc chung của sơ cấp cứu phải là: An toàn; Không di chuyển nạn nhân khi chưa đánh giá ban đầu; Bình tĩnh và luôn cần sự trợ giúp; Hành động thống nhất; Đề phòng lây nhiễm: Đeo găng tay hoặc sử dụng túi nilon khi tiếp xúc với vết thương; Rửa tay trước và sau khi sơ cứu; Xử lý các vật dụng sau khi sơ cứu.
Giới trẻ hào hứng tham gia các buổi đào tạo kĩ năng sơ cứu. Ảnh: 1Life
Chị Nguyễn Thanh Thùy (Nhà sáng lập túi sơ cứu 1Life) buồn bã nói về thực trạng: "Ở TP.HCM, mỗi ngày có khoảng 1 triệu lượt người ra đường, ở Hà Nội có gần 8 triệu phương tiện các loại nhưng khi có chuyện gì thì gần như không xe nào có túi sơ cứu để giúp người. Đợi cấp cứu thì mất hơn 30 phút".
Tính đến năm 2023, Việt Nam có 72 triệu xe máy (thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam) và hơn 5,3 triệu ô tô các loại (thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam). Nếu mỗi phương tiện đều được trang bị 1 túi sơ cứu, mỗi người dân đều biết cách cầm máu, hô hấp nhân tạo hay xử lý các chấn thương nhẹ thì con số 1.106.643 người bị tai nạn thương tích năm 2023 sẽ sớm giảm mạnh.
Thực tế, việc cấp cứu nạn nhân gặp tai nạn thương tích trong thời gian qua chủ yếu dựa vào cộng đồng. Vì thế, việc chú trọng đào tạo kiến thức về tổ chức cấp cứu, kỹ năng cấp cứu cho mỗi người dân, phổ biến hóa trang bị phương tiện sơ cứu ban đầu như túi sơ cứu là việc làm thiết thực nhất.
Bởi vì một hành động sơ cứu kịp thời, dù nhỏ, đôi khi có thể trở thành chiếc "cầu nối" giúp nạn nhân bước qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, giữa phục hồi và tổn thương vĩnh viễn.
Sứ mệnh lớn của chiếc túi nhỏ 1Life
Tại Việt Nam hiện nay, 1Life First Aid là công ty tiên phong sản xuất túi sơ cứu với mong muốn truyền cảm hứng học và thực hành kỹ năng sơ cứu trong cộng đồng, để mọi người tự giúp mình và có thể giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Túi sơ cứu 1Life được thiết kế và kiểm duyệt bởi các bác sĩ chuyên môn và đạt tiêu chuẩn trang thiết bị y tế loại A của Bộ Y tế. Túi có đầy đủ dụng cụ sơ cứu để xử lý các tình huống từ cơ bản đến khẩn cấp theo tiêu chuẩn sơ cứu quốc tế, sắp xếp từng nhóm dụng cụ nên dễ tìm kiếm khi cần, có kèm cẩm nang hướng dẫn sơ cứu nhanh. Đặc biệt có một bộ kit cho trẻ em với sách như một công cụ học tập kỹ năng sơ cứu.
Các phiên bản khác nhau của túi sơ cứu 1Life
Với giá bán chỉ từ 135.000 VNĐ cho sản phẩm túi sơ cứu mini treo balo hay 920.000VNĐ cho túi sơ cứu y tế siêu to cho xe ô tô, cắm trại, 1Life có thể sử dụng cho cá nhân, xe máy, du lịch, cho ô tô, văn phòng, cắm trại, cho người chạy bộ.
Một chiếc túi sơ cứu 1Life tùy theo mục đích sử dụng mà sẽ được trang bị từ băng cá nhân, gạc vô khuẩn, gạc mắt, băng tam giác, kim băng, găng tay y tế, băng cuộn y tế, băng keo lụa, cho đến bông tẩm cồn, nước muối sinh lý, túi chườm lạnh. Thậm chí với những túi sơ cứu 1Life cao cấp, người dùng sẽ được trang bị cả mặt nạ CPR, chăn giữ nhiệt, nhíp, còi,..
Bằng việc cung cấp các sản phẩm sơ cứu được thiết kế gọn nhẹ, đầy đủ và dễ sử dụng, 1Life hướng đến mục tiêu giúp mọi người dân Việt Nam có thể tự tin ứng phó với các tình huống khẩn cấp, từ tai nạn giao thông đến các sự cố bất ngờ trong cuộc sống thường ngày.
Túi sơ cứu phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Ảnh: 1Life
Trong bối cảnh người dân còn thiếu kiến thức cơ bản về sơ cứu, 1Life không chỉ là sản phẩm y tế mà còn là công cụ giáo dục, khuyến khích mọi người trang bị kỹ năng sống cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, 1Life không chỉ là một túi sơ cứu thông thường mà còn là "vệ sĩ sức khỏe" không thể thiếu của mỗi người. Sản phẩm này không chỉ hướng tới gia đình mà còn là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp, trường học, và các tổ chức cần trang bị thiết bị y tế tại chỗ.
Bằng cách chọn túi sơ cứu 1Life, người tiêu dùng Việt Nam không chỉ đầu tư cho sức khỏe mà còn thể hiện trách nhiệm với chính bản thân mình và những người xung quanh.
3 năm để học về sản phẩm, thêm 3 năm kể từ khi chiếc túi sơ cứu đầu tiên ra đời, chị Nguyễn Thanh Thùy (Sáng lập túi sơ cứu 1Life) đã lựa chọn một sản phẩm kén người mua, ít người bán để khởi nghiệp.
Chị đã dành gần như toàn bộ lợi nhuận cho các hoạt động phối hợp tổ chức nhiều buổi đào tạo kỹ năng sơ cứu, tặng túi sơ cứu cho giáo viên, học sinh vùng xa, các hội Chữ thập đỏ, đội hỗ trợ sơ cứu…
Chị Thùy và đội ngũ của 1Life First Aid tâm niệm: "Mỗi người chỉ có một cuộc sống, hãy sống khoẻ mạnh, sống tích cực và sống có ý nghĩa. 1Life mong muốn đem đến cho mọi người một cuộc sống khoẻ mạnh, tích cực và có ý nghĩa".
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề " Cộng đồng kiến tạo " tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
- Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
- Ký kết và công bố hợp tác với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bền vững và các đơn vị bảo trợ truyền thông:
- PwC - (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.
- Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.
- Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực
- Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan toả những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, TikTok
Cổng thông tin Đề cử dự án vì cộng đồng cho Giải thưởng Human Act Prize 2024, chính thức mở từ ngày 23/9/2024. Tất cả quý vị đều có thể đề cử tại đây.
Mỗi sáng kiến - dự án mà quý vị đề cử, sẽ góp phần kiến tạo, nâng bước cho các hoạt động vì cộng đồng và góp sức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Đời sống pháp luật
Sự kiện: Human Act Prize 2024
Xem tất cả >>- 6 triệu người nghe Pizza 4P's kể câu chuyện Bền vững trong Cung Ứng: minh bạch và bền vững từ "Nông trại đến bàn ăn"
- Từ nỗi trăn trở về lượng rác thải nhựa quá lớn, những chiếc túi thời trang từ… nylon ra đời!
- Quán cà phê cực chill dành cho nhóm người dễ bị tổn thương ở Hà Nội: Góc nào xinh, hoạt động mới 1 năm đã đón 37000 lượt khách
- Nhóm tình nguyện "Nụ Cười": Đừng chỉ trao đi "con cá" mà phải giải quyết được gốc rễ vấn đề
- Sở hữu công thức thông minh, người dân trồng “loại cây 6 tỷ đô” cười tươi dù bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu