MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Time: Những kệ giấy vệ sinh trống rỗng và mối quan hệ với nỗi sợ hãi lây lan nhanh hơn cả virus

Một nghiên cứu khoa học vào năm 2009 cho thấy nỗi sợ hãi lây lan nhanh chóng giữa người với người, và điều này có thể giải thích cho việc tại sao các gian hàng giấy vệ sinh lại "trống rỗng" nhanh đến vậy.

Những cảm giác này thật quen thuộc: nhịp tim tôi đập nhanh hơn, ngực tôi thắt lại, khả năng tập trung của tôi kém hơn. Đây là những cảm giác mà tôi đã từng trải qua nhiều lần trong đời – thường khi tiếp xúc với độ cao, leo cầu thang hoặc đi bộ dọc theo con đường dốc. 

Tôi đã cảm thấy chúng trong những khoảnh khắc kéo dài của một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng, lăn khỏi đường cao tốc và rơi xuống một con mương dưới cơn mưa đá trên núi. Và tôi lại cảm thấy điều đó trong nhiều tháng sau bất kể khi nào tôi lái xe trên một khúc cua.

Tuy nhiên, lần này tôi đã không làm bất cứ điều gì trong số đó. Tôi đang đứng giữa lối đi vào gian thực phẩm đóng hộp của một cửa hàng tạp hóa, nhìn chằm chằm vào những chiếc kệ hầu như trống rỗng. Ngay cả ở Yukonn - một khu vực phía Bắc Canada vẫn chưa ghi nhận trường hợp nhiễm COVID-19 nào – siêu thị chỉ còn lại một thùng thịt gà. Tôi đã cố gắng trấn an bản thân mình rằng tình huống này thật buồn cười, cố gắng tránh giao tiếp bằng mắt với những người mua hàng khác khi tôi cố chộp lấy thùng carton đó. Tôi có thể cảm nhận được sự khó chịu của họ.

Vì vậy, thông thường chúng ta mô tả nỗi sợ bệnh tật – chúng ta nói về nỗi sợ - nó lây lan như virus, lây qua đám đông; chúng ta nói về việc bị lây nhiễm bởi nỗi sợ hãi đó. Và có thể nó là một từ sáo rỗng, nhưng hóa ra các nghiên cứu cho rằng nó đúng: sợ hãi thực sự "lây nhiễm".

Hiện nay, chúng ta đã biết rằng các loài động vật có thể" ngửi" thấy mùi sợ hãi của nhau – mặc dù trong trí tưởng tượng thông thường, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng kẻ săn mồi đánh hơi thấy sự sợ hãi của con mồi. Đó là một sự hiểu lầm về hiện tượng này. Điều thực sự xảy ra là con mồi vô tình phát ra các "pheromone báo động" một cách vô hình và lặng lẽ. Đây là những tín hiệu hóa học trong không khí nhằm cảnh báo các thành viên khác trong loài về những nguy hiểm gần đó.

Cho tới gần đây, điều này vẫn chưa thực sự rõ ràng - liệu đây là một khả năng giới hạn trong thế giới hoang dã? - một bản năng mà con người đã mất đi trong cuộc hành quân ra khỏi thiên nhiên. Đã có những nghiên cứu dựa trên những hành vi được quan sát chỉ ra rằng con người có thể có khả năng phát ra và cảm nhận các pheromone báo động. Tuy nhiên chỉ hơn một thập kỉ trước, một nhóm các nhà khoa học đã cung cấp bằng chứng sinh lý rõ ràng về hiện tượng này.

"Nói chung, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện bài kiểm tra nghiêm ngặt đầu tiên về việc liệu pheromone báo động của con người có tồn tại hay không" Lil Lilianne Mujica-Parodi, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu (năm 2009) này cho biết. Nhóm của cô đã sử dụng một kỹ thuật thử nghiệm cho người nhảy dù. 

Mujica-Parodi và các đồng nghiệp của cô đã thu thập các mẫu mồ hôi từ 144 người sắp trải qua lần nhảy dù đầu tiên. Sau đó, họ lại thu thập mồ hôi của 144 người đó sau khi họ chạy trên máy chạy bộ

Tiếp theo, họ đã trình bày cả hai bộ mẫu mồ hôi cho một nhóm đối tượng thử nghiệm mới, sử dụng quét não fMRI để xem cách chúng phản ứng với pheromone trong thời gian thực. "Mồ hôi sợ hãi" đã kích hoạt hoạt động trong hạch hạnh nhân của những đối tượng đó - cấu trúc tiểu não mà được biết là rất quan trọng trong việc triển khai và quản lý phản ứng sợ hãi của chúng ta. Mồ hôi khi chạy bộ thì không.

Trong giai đoạn thứ hai của thí nghiệm, họ đã chứng minh được khả năng phản ứng của hạch hạnh nhân trong phản ứng của con người với mồ hôi sợ hãi. Nhóm nghiên cứu đã khám phá ra cấu tạo hành vi của phản ứng hạch hạnh nhân đó.

Nghiên cứu này có thể giúp giải thích lý do tại sao đôi khi chúng ta thấy mình bước vào một căn phòng và đột nhiên có cảm giác sợ hãi – một cảm xúc hoặc tâm trạng không thể giải thích nhưng thể hiện mối đe dọa rõ ràng. Nó cũng có thể giúp giải thích được cảm giác căng thẳng trong những ngày này khi ai đó phát ra tiếng ho gần đó hoặc khi chúng ta nhận ra rằng gian hàng giấy vệ sinh trống rỗng.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nghiên cứu Mujica-Parodi trong vài ngày qua khi tôi mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết, hủy bỏ các kế hoạch và lo lắng khi lướt qua các tin tức và các bài đăng trên mạng xã hội về sự lây lan của virus. 

Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng nghĩ về nó lại an ủi tôi. Pheromone báo động của chúng ta là một lời nhắc nhở quan trọng: Sợ hãi được tích hợp vào chúng ta vì một lý do nào đó, và việc cảm nhận nó thì cũng bình thường thôi.  Sợ hãi là một cơ chế sinh tồn, và nó được thiết kế không chỉ để giúp chúng ta tồn tại với tư cách cá nhân mà còn giúp cộng đồng của chúng ta tồn tại.

Hoài Nguyễn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên