MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tín dụng đang có bất thường?

13-09-2022 - 22:40 PM | Tài chính - ngân hàng

Người dân làm thủ tục tại một ngân hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM - Ảnh: N.PHƯỢNG

Người dân làm thủ tục tại một ngân hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM - Ảnh: N.PHƯỢNG

Ngân hàng (NH) Nhà nước đã nới hạn mức (room) tín dụng cho một số NH. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang có những bất thường.

Thông thường hằng năm, cao điểm giải ngân vốn vay là tập trung từ tháng 6. Còn năm nay, nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhu cầu vốn tăng đáng kể, nhưng vốn lại bí.

Vốn tắc

Dù có tên trong danh sách vừa được NH Nhà nước nới room tín dụng nhưng lãnh đạo nhiều NH khá e ngại trao đổi về thông tin này vì đây là thông tin nhạy cảm. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, lãnh đạo một NH lớn có vốn nhà nước cho biết NH ông được giao thêm hơn 2%. Tuy nhiên, số vốn tương ứng là bao nhiêu thì không tiết lộ.

"Thông tin ra lại sợ khách hàng thất vọng. Bởi số vốn được phép cho vay ra quá nhỏ bé so với nhu cầu vốn của khách hàng trong mấy tháng còn lại của năm", vị này nói.

Nhiều doanh nghiệp đang cần tiền nhập nguyên liệu, mua máy móc thiết bị... để chuẩn bị đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm. Còn với nhà thầu, bốn tháng còn lại của năm là giai đoạn chạy nước rút để hoàn thành dự án.

Thế nhưng, nhiều người đi vay rất chật vật. Chủ một nhà thầu xây dựng chuyên về kết cấu thép có trụ sở ở Hà Nội kể vừa được một NH giải ngân 20 tỉ đồng sau nhiều ngày chờ đợi. Song, số tiền này chưa bằng một nửa khoản vay trong hợp đồng. Hơn 20 tỉ đồng còn lại sẽ dùng để thanh toán tiền hàng trong tháng 10, nếu NH chậm giải ngân, doanh nghiệp không biết xoay ở đâu.

Ông cũng cho biết đã gõ cửa ba NH nhưng đều nhận được câu trả lời là hết room tín dụng. Hơn 20 năm có giao dịch với NH nhưng chưa bao giờ gặp tình trạng này.

Với hai câu chuyện nêu trên cho thấy dòng vốn đang bị nghẽn và đặt ra dấu hỏi lớn đối với thị trường tiền tệ.

Nên có lộ trình tháo room

Giải thích về việc áp dụng room tín dụng, NH Nhà nước cho biết là để góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% và kiểm soát lạm phát 4% của Quốc hội. Chính vì vậy, chỉ tiêu tín dụng năm nay hướng đến là 14%.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam không cần quá lo lắng với vấn đề lạm phát, kể cả khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống lên mức 15 - 16%. Bởi, lạm phát ở nước ta chủ yếu do nguyên nhân chi phí đẩy. Việc tăng cung tiền thông qua tăng tín dụng 1 - 2% sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Lý do, giá cả đầu vào tăng khiến nhu cầu vốn nhiều hơn. Trường hợp tiếp cận vốn hạn chế sẽ khiến doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong cung hàng. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có thực. Do vậy, việc nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn 14% trong năm nay là rất cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Một số ý kiến cũng cho rằng NH cần phải đảm bảo nhu cầu vốn chính đáng cho nền kinh tế. Về lâu dài, cần bỏ hạn mức tín dụng trong trường hợp cân đối được thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa vốn cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn, điều hòa vốn cho nền kinh tế.

Vốn đổ vào đâu?

Thống kê của NH Nhà nước, tính đến tháng 6, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 11,428 triệu tỉ đồng, tăng 9,44%. Trong đó, tín dụng tập trung vào lĩnh vực thương mại và công nghiệp với 2,726 và 2,130 triệu tỉ đồng. Tín dụng rót vào các hoạt động dịch vụ khác lên tới 4,246 triệu tỉ đồng với mức tăng trưởng 11,55%...

Theo L. Thanh

Tuổi trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên