Tín hiệu bình đẳng giới đang tốt lên tại Việt Nam nhìn từ nữ tỷ phú Forbes Nguyễn Thị Phương Thảo
Nghiên cứu của BCG khi Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nữ giới giữ vị trí cấp cao (CEO, HĐQT) nhiều nhất (25%) ở khu vực Đông Nam Á.
- 07-03-2018Không chỉ thăng hạng nhanh chóng trong top người giàu nhất thế giới, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới
- 22-01-2018Tài sản tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng vọt lên 3,1 tỷ USD, giàu thứ 780 thế giới
- 19-01-2018Bán cám heo, nước mắm, ông chủ Masan trở thành tỷ phú đôla thứ 3 của Việt Nam cùng bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phạm Nhật Vượng
Ước tính của tổ chức lao động quốc tế và ngân hàng Thế giới năm 2017, nữ giới chiếm 51% tổng dân số và 48% tổng số lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên bà Vaishali Rastogi, CEO thị trường Đông Nam Á của tập đoàn tư vấn Boston (BCG), tiềm năng lãnh đạo của nữ giới chưa được khai thác nhiều tại Đông Nam Á cũng như Việt Nam.
Theo nghiên cứu của BCG, lãnh đạo nữ vẫn là số ít tại các nước khu vực Đông Nam Á khi chỉ có 50% tốt nghiệp đại học là nữ. Nữ giới chiếm 48% lực lượng lao động nhưng chỉ có 22% giữ vị trí quản lý cao cấp. Nữ giới tham gia vào ban điều hành cũng chỉ chiếm 25%. Khảo sát của BCG cũng cho thấy nữ giới hài lòng hơn với công việc hiện tại so với nam giới. 81% nữ giới được khảo sát đồng ý muốn đồng hành phát triển cùng công ty hiện tại của mình trong khi với nam giới chỉ là 76%.
Nhưng cũng có điểm tích cực từ nghiên cứu của BCG khi Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nữ giới giữ vị trí cấp cao (CEO, HĐQT) nhiều nhất (25%) ở khu vực Đông Nam Á. Theo quan điểm của phụ nữ Việt Nam, Việt Nam đang tiến bộ trong tiếp cận sự phát triển của nữ giới.
Thực tế nếu nhìn vào bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes thực hiện xét tại khu vực Đông Nam Á cũng nhận ra điểm tương đồng với kết quả của BCG. Tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập hãng hàng không Vietjet Air sở hữu khối tài sản 3,1 tỷ USD là 1 trong 4 tỷ phú đô la của Việt Nam.
Trong khi tại Indonesia có 10 tỷ phú đô la nhưng tất cả đều là nam giới với người giàu nhất sở hữu 17,4 tỷ USD là R. Budi Hartono. Thái Lan cũng có 10 tỷ phú vào danh sách của Forbes với người giàu nhất là Charoen Sirivadhanabhakdi với 17,9 tỷ USD nhưng cũng không thấy bóng dáng phụ nữ nào. Điều tương tự cũng lặp lại tại Philippines. Với Singapore số lượng tỷ phú USD là 20 người nhưng cũng không hề có nữ tỷ phú nào. Với các nước khác như Lào, Campuchia, Brunei, Đông Timor chưa có tỷ phú nào trong danh sách của Forbes.
Làm sao để tăng nữ giới trong kinh doanh, theo BCG có 3 can thiệp chính và hiệu quả bao gồm: Hỗ trợ nữ giới trong những thời điểm quan trọng. Những sự kiện này đặc biệt có ý nghĩa với cuộc sống phụ nữ như lập gia đình, chăm sóc người thân lớn tuổi. Ngoài ra các công ty cũng nên có những biện pháp cải thiện cân bằng công việc và cuộc sống, linh hoạt trong văn hóa công ty.
Thứ 2 theo BCG là lựa chọn hình mẫu phù hợp. Thường hình mẫu phú hợp rất quan trọng và họ phải dễ được tiếp cận, có khả năng cố và sẵn sàng tiếp nhận nhân viên nữ trẻ. Thứ 3 là xây dựng môi trường để nữ giới cảm thấy hòa nhập.
Trí Thức Trẻ