Tin tốt và tin xấu về suy thoái Covid-19
"Các thị trường toàn cầu nên được duy trì tự do, từ đó chúng ta có thể kéo nhau cùng đi lên thay vì ghì nhau xuống", Tổng giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo nói.
- 12-04-2020Project Syndicate: Covid-19 không gây thiệt hại về vật chất như chiến tranh hay thiên tai, nhưng lại tạo ra một cú sốc còn nguy hiểm hơn cả sốc cung và sốc cầu
- 11-04-2020Báo quốc tế nói gì về hỗ trợ của Việt Nam với các nước trong đại dịch Covid-19?
Tin xấu: Đại dịch Covid-19 có thể châm ngòi cho cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta.
Tin tốt : Nếu các quốc gia hợp tác và giữ cho thị trường mở, họ có thể nhanh chóng hồi phục và tránh sự lặp lại của hai cuộc khủng hoảng kinh tế đen tối nhất trong thế kỷ qua.
Đó là thông điệp, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, ông Roberto Azevedo, đã phát biểu hôm 8/4 tại nhà riêng ở ngoại ô Geneva. Trong một chương trình phát sóng truyền hình trực tuyến đặc biệt trên YouTube, Azevedo đã đưa ra một chiến lược rút lui cho các quốc gia muốn khôi phục nền tảng kinh tế sau đại dịch:
- Cung cấp gói kích thích tài chính mạnh mẽ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp
- Ngăn chặn khủng hoảng sức khỏe càng nhanh càng tốt
- Phối hợp các nỗ lực quốc tế để loại bỏ dần các hạn chế thương mại
"Điều thứ ba kể trên rất quan trọng", ông nói, "bởi lẽ, một sự chuyển hướng sang chủ nghĩa bảo hộ sẽ đưa ra những cú sốc mới trên đầu những người chúng ta hiện đang chịu đựng.
Hiện tại, khoảng 70 quốc gia - bao gồm Mỹ, Trung Quốc và phần lớn châu Âu - đang áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các nguồn cung cấp sản phẩm y tế quan trọng, theo Thông báo thương mại toàn cầu của Đại học St. Gallen. Các biện pháp này, các quốc gia cho hay, là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của công dân và những người phản ứng đầu tiên.
Chủ nghĩa bảo hộ có thể là một bản năng tự nhiên trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe xuyên biên giới. Nhưng nó cũng có thể gây ra nhiều tác hại cho lợi ích tổng thể.
Một cách tốt hơn cả để thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu nhanh chóng là các quốc gia cần phải hợp tác và tránh việc dựng lên các rào cản không cần thiết đối với thương mại, Azevedo lập luận.
"Các thị trường toàn cầu nên được duy trì tự do, từ đó chúng ta có thể kéo nhau cùng đi lên thay vì ghì nhau xuống", ông nói.
Trong khi còn quá sớm để nói liệu lời kêu gọi đoàn kết của Azevedo có thể cộng hưởng với các nhà lãnh đạo thế giới hay không, song, Tổng thống Donald Trump đã gật đầu với lời kêu gọi đó vào ngày 8/4.
Trong một tweet, Tổng thống Trump cảm ơn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố một loại thuốc chống sốt rét để điều trị căn bệnh Covid-19.
"Thời kỳ bất ổn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nước bạn bè", ông Trump viết, chỉ hai ngày trước khi lệnh cấm của Mỹ đối với việc xuất khẩu một số thiết bị bảo hộ cá nhân có hiệu lực.
Biểu đồ cho thấy sự hỗn loạn trong thương mại:
WTO cho biết thương mại toàn cầu sẽ giảm trong năm nay trong khoảng từ 13% đến 32%. Tổ chức này đưa ra một phạm vi dự báo rộng vì rất nhiều về tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng này là không chắc chắn. Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, thương mại chỉ giảm 12,5%.
"Trong một kịch bản lạc quan, các nhà kinh tế của chúng tôi thấy khối lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu giảm 13% trong năm nay so với năm 2019.
Nếu đại dịch không được kiểm soát và các chính phủ không thực hiện và điều phối các phản ứng chính sách hiệu quả, mức giảm có thể là 32% - hoặc hơn" - Tổng giám đốc WTO cho hay.
Bloomberg
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19